Khai trương đại lý máy phục vụ sản xuất nông nghiệp Kubota

Công ty Kubota của Nhật Bản được hình thành năm 1980 và có mặt tại tỉnh Bình Dương từ năm 2008. Công ty đã đưa ra thị trường Việt Nam nhiều sản phẩm thông qua các đại lý, trong đó chủ yếu là máy phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đại diện Kubota và lãnh đạo huyện Thạch Hà cắt băng khai trương đại lý
Sản phẩm của Kubota gồm máy cấy lúa đi sau SPW-48C hiệu quả gấp 20 lần so với phương pháp cấy bằng tay; máy gặt đập liên hợp Kubota-D60 có khả năng cắt lúa tốt trong nhiều điều kiện khác nhau như lúa ngã, ruộng ngập nước...; máy kéo Diesel Kubota L450VN-DT đảm bảo năng suất cao trong những công việc như: cày, xới, trục và cắt gốc rạ...
Sản phẩm của Kubota được đánh giá là dễ vận hành, năng suất cao, có thể phục vụ trồng lúa, thu hoạch lúa, sản xuất mía đường...
Tại buổi lễ, ông Nakanisi - Tổng Giám đốc Công ty Kubota Việt Nam đã trao giấy chứng nhận Đại lý máy nông nghiệp tại Hà Tĩnh cho Công ty TNHH Thương mại tổng hợp và Dịch vụ Huệ Minh.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, ngoài một số xã Chiềng Hắc, Đông Sang, Mường Sang ở Mộc Châu; nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn cũng đang tiến hành trồng cà chua trái vụ bằng phương thức gieo hạt truyền thống. Nhưng để sản xuất cà chua trái vụ, các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc xử lý bệnh héo xanh làm giảm năng suất.

Tính đến tháng 7/2013, toàn tỉnh có 42.552 ha cao su, nhiều nhất ở Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân… Hầu hết diện tích cao su đều sinh trưởng tốt, năng suất cao su năm 2012 bình quân đạt 15,08 tạ/ha, tăng gần 3 tạ/ha so với năm 2005.

1.000 đồng là mức giá người mua phải trả cho 1 con tôm thẻ chân trắng (loại 100 con/kg) tại Cà Mau, ở thời điểm này. Tính theo ký, mỗi kg tôm loại 70 con/kg cũng chỉ còn 120.000 đồng. So với trước, mức này giảm 15.000 - 20.000 đồng/kg. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Bạc Liêu.

Nhằm giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, từ đầu năm 2014 đến nay, Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã tổ chức hơn 50 buổi tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con các huyện: Mường Nhé, Mường Chà, Mường Ảng, Điện Biên và thị xã Mường Lay, với hơn 1.500 lượt người tham gia.

Dám nghĩ dám làm, quyết tâm không để cái đói, cái nghèo đeo bám, anh Lò Văn Soạn, bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ luôn đi đầu trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; đồng thời hướng dẫn người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo...