Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khai Thác Yến Giữa Lưng Chừng Núi

Khai Thác Yến Giữa Lưng Chừng Núi
Ngày đăng: 28/10/2014

Mỗi năm hai đợt, vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch, đội quân “đặc biệt” ấy lại tiếp cận các hang đá ở những đảo hoang giữa trùng khơi để bắt đầu công việc treo người trên những vách đá cheo leo để khai thác tổ yến. Ông Võ Văn Cam, trưởng Ban kỹ thuật thuộc Công ty Yến sào Khánh Hòa, người đã gắn với nghề này ngót 30 năm qua gọi đó là “cái nghiệp”.

Nghề cha truyền con nối

Theo sử liệu, nghề khai thác tổ yến ở Khánh Hòa có từ thời nhà Trần (1328) nhưng suốt 7-8 thế kỷ qua, đội quân hành nghề khai thác yến sào trên các đảo hoang tại địa phương này cũng chỉ vỏn vẹn vài trung đội (60 người).

Nó không giống với bất cứ nghề nào khác là có thể phát triển nguồn nhân lực theo cấp số… nhân, để trở thành thợ của nghề này phải là những người có đầy đủ các yếu tố như tinh thông thổ địa, am tường nghề nghiệp, sức khỏe dư thừa, thần kinh vững vàng và “mê” nghề nữa.

Có người cho rằng, nghề này mang tính cha truyền con nối. Cha ông Cam đã gắn trọn đời mình với “cây sào” để khai thác yến từ những năm 50 của thế kỷ trước. “Lên 9 lên 10, vào mỗi dịp hè, tôi thường theo cha để ra các đảo khai thác yến. Tôi đã chứng kiến cảnh “treo người trên vách đá” của những người thợ và “mê” sự mạo hiểm này ngay từ nhỏ”, ông Cam nhắc lại kỷ niệm tuổi thơ mình nhưng cũng gián tiếp lý giải vì sao, đa số thợ khai thác yến hiện nay đều có gốc gác với nghề từ cha ông họ. Ông Cam gọi nghề khai thác yến sào là “cái nghiệp” cũng vì lẽ đó.

Giữa lưng chừng núi

Yến là loài chim cực khôn trong việc chọn lựa vị trí để làm tổ. Không phải hang động nào ở các đảo cũng được chim yến để mắt đến. Bằng chứng là ở Phú Yên cũng có nhiều đảo na ná như Khánh Hòa nhưng tuyệt nhiên không một con yến nào chọn để làm tổ cả.

Ấy vậy mà ở Khánh Hòa có đến 32 hòn đảo với 162 hang được chim yến chọn làm nơi để sinh con đẻ cái. Có những hang yến như ở Hòn Ngoại có đến hàng vạn tổ chim, ken dày trên các vách đá trong những hang động tối tăm.

Loài chim yến chọn các vách đá để làm tổ có lẽ là nhằm không cho các “thế lực” khác một cơ hội nào để có thể chọc phá vào nơi duy trì nòi giống của chúng.

Thế nhưng, loài chim bay không mỏi này lại thua con người về sự khôn ranh và thông minh. Những người thợ khai thác yến đã tạo cho mình “đôi cánh” để có thể tiếp cận với những tổ chim nằm ở vị trí cheo leo nhất, hun hút nhất trong các hang động.

Dù đã mấy trăm năm khai thác yến sào nhưng như đã nói, do đặc thù của nghề nên việc khai thác tổ yến của những người thợ không có gì khác mấy. Vẫn là những chiếc thang được làm bằng tre, vẫn là những sợi dây buộc bằng mây rừng. “Không thể làm giàn giáo bằng khung sắt được.

Cũng không thể buộc các cây tre lại bằng dây kẽm. Tre có sự dẻo dai, dây mây có tính đàn hồi. Hai loại cây này luôn gắn liền với nghề khai thác yến sào suốt mấy trăm năm qua mà không có thứ nguyên vật liệu nào có thể thay thế tốt hơn”, ông Cam lý giải.

Cũng theo ông Cam, nếu có khác với cha ông ngày trước thì là ở chỗ, xưa ông cha làm một giàn giáo tốn 15 ngày, nay con cháu chỉ làm trong 9-10 ngày.

Nhưng dù làm các giàn giáo nhanh hay làm chậm thì công việc “đu người trên vách đá” vẫn không thay đổi. Có điều, nếu ngày xưa, ông cha họ chỉ biết lấy dây rừng làm “dây bảo hiểm” khi bám vào vách đá thì bây giờ, dây bảo hiểm phải là những loại dây đặc biệt, được đặt hàng từ các nhà máy chuyên dụng.

Tổ yến thường “treo” trên các vách đá nhưng không phải hang yến nào cũng có thể làm giàn giáo để tiếp cận mà có những nơi, người thợ phải leo lên đỉnh núi, sau đó dùng dây buộc vào người rồi bám theo vách đá để “xuống” hang, tiếp cận tới tổ chim.

Những người thợ được phân công “leo” theo dạng này, sức lực, sự khéo léo, lòng dũng cảm và “tinh thần thép” của họ chẳng khác nào như một vận động viên leo núi. Vì vậy, trước khi “nhập môn” với nghề, các ứng viên luôn được kiểm tra rất kỹ về sức khỏe, đặc biệt là huyết áp và… thần kinh.

Có những tổ chim ở quá xa, giàn giáo cao hàng chục mét, nếu thần kinh không vững, huyết áp không ổn định thì không thể “treo mình” như thế hàng giờ, hàng buổi được. Thường xuyên đối mặt với những rủi ro nên sự cẩn trọng và an toàn đối với người thợ luôn được đặt lên hàng đầu.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Hành Lá Hướng Đi Mới Của Phúc Sơn Trồng Hành Lá Hướng Đi Mới Của Phúc Sơn

Tháng 11-2011, người dân xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) đã được Công ty Sawon ở Bắc Giang đầu tư hỗ trợ giống hành lá trồng thử nghiệm. Tuy mới là dự án thí điểm, nhưng với những ưu điểm như năng suất cao, không mất nhiều công chăm sóc, loại cây trồng này đang mở ra một hướng đi mới đối với người nông dân nơi đây..

27/07/2013
Phát Triển Kinh Tế Hiệu Quả Từ Nuôi Vịt Phát Triển Kinh Tế Hiệu Quả Từ Nuôi Vịt

Học hết trung học phổ thông, anh đã theo đuổi nhiều nghề, đi nhiều nơi nhưng rồi thất bại. Không sợ khó khăn vất vả, dám nghĩ dám làm, anh đã tìm ra hướng phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi vịt hiệu quả..

27/07/2013
Minh Quang Hối Hả Làm Mùa Minh Quang Hối Hả Làm Mùa

Vụ lúa mùa năm nay, xã Minh Quang (Chiêm Hóa) có kế hoạch gieo cấy 412 ha (cao nhất huyện). Để đảm bảo sản xuất đúng khung thời vụ, góp phần nâng cao sản lượng lương thực của huyện, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với UBND xã chỉ đạo bà con nông dân khẩn trương làm đất và gieo cấy lúa..

27/07/2013
Chuẩn Bị Đủ Các Điều Kiện Cho Sản Xuất Vụ Mùa 2013 Chuẩn Bị Đủ Các Điều Kiện Cho Sản Xuất Vụ Mùa 2013

Xác định gieo cấy lúa mùa đúng trà, bảo đảm khung thời vụ và cấy hết diện tích là điều kiện tốt để thực hiện vụ đông và hoàn thành chỉ tiêu sản xuất lương thực cả năm. Vụ mùa 2013, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy 25.339 ha lúa, có 12.764 ha lúa lai, chiếm 50,4% diện tích. Trong đó tập trung gieo cấy trà sớm và chính vụ và kết thúc cấy trước ngày 5-7..

27/07/2013
Nuôi Hươu Sao Lấy Nhung Nuôi Hươu Sao Lấy Nhung

Năm 2011, gia đình chị Nguyễn Thúy Hoa, tổ 1, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) đầu tư gần 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao lấy nhung..

27/07/2013