Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà

Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà
Ngày đăng: 11/05/2012

Bỏ nuôi lợn trắng gia đình anh Triệu Văn Thắng ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn, Đà Bắc (Hòa Bình) hướng đến nuôi lợn rừng lai.

Xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc - Hòa Bình) cách thị trấn Đà Bắc gần 10 km nằm chênh vênh trên lòng hồ. Xóm có 76 hộ, chủ yếu là người Dao sinh sống dựa vào trồng ngô, sắn, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những nghề trên, việc phát triển chăn nuôi được bà con chú trọng bởi lợi thế gần rừng có nhiều nguồn thức ăn. Hầu hết các hộ trong xóm đều chăn nuôi từ 1 - 2 con đến hàng chục con lợn. Giống chủ yếu là lợn lai, lợn địa phương với hình thức bán chăn thả. Nhận thấy lợi thế, thời gian qua, Dự án AFAP đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương. Dự án đã đầu tư cho xóm 11 con lợn giống (9 con lợn địa phương và 2 con lợn rừng) cho 9 hộ chăn nuôi tiêu biểu của xóm.

Gia đình anh Triệu Văn Thắng ở xóm Phủ là một trong những hộ được dự án chọn triển khai mô hình. Trước đây, anh chọn giống lợn trắng để nuôi. Mỗi năm, gia đình thu nhập nuôi lợn từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Anh cho biết: do đường xa, đi lại khó khăn nên giá thịt lợn thương phẩm ở đây thường bị tư thương ép giá thấp hơn ngoài thị trấn 5 giá. Được dự án đầu tư nuôi lợn địa phương, gia đình được nuôi 3 con. Trong đó, 2 con cái lợn địa phương và 1 con lợn rừng. Hiện nay, con lợn cái đang chửa, sắp đẻ. Anh cho biết thêm: Thức ăn cho lợn không phải mua, chủ yếu là măng, củ, quả có sẵn trong vườn và trong rừng. Điều kiện chăm sóc đơn giản, phù hợp với người miền núi. ông Đặng Văn Bình, Trưởng xóm Phủ cho biết: Từ khi có dự án đã thay đổi hẳn cách chăn nuôi của các hộ dân. Nhiều hộ đã xác định đây là thế mạnh của phát triển kinh tế hộ gia đình, đầu tư chuồng trại để tập trung hướng phát triển kinh tế bằng chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng hướng đến lựa chọn những thực phẩm sạch không nuôi công nghiệp, không chất tạo nạc nên sản phẩm thịt lợn rừng lai đang là lựa chọn của người tiêu dùng. Đây là một nghề chăn nuôi mới đầy hứa hẹn cho người dân trong tỉnh, đầu tư thấp, thị trường tiềm năng, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản, rủi ro ít, sức cạnh tranh với thịt lợn công nghiệp cao. Việc nuôi được giống lợn rừng lai không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có tác dụng tích cực trong việc gìn giữ nguồn gen các giống lợn bản địa vốn đang đứng trước tình trạng bị mai một, hạn chế săn bắt lợn rừng tự nhiên. Bên cạnh những hộ có trang trại chăn nuôi theo phương thức bán hoang dã, các hộ trồng rừng cây gỗ lớn, rừng cây nguyên liệu đã trưởng thành có thể kết hợp nuôi lợn thả rông dưới tán rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp họ gắn bó với rừng.

Có thể bạn quan tâm

Sống Khỏe Nhờ Trồng Lúa, Nuôi Gà Sống Khỏe Nhờ Trồng Lúa, Nuôi Gà

Với diện tích gần 8.000m2 đất lúa, gia đình anh Nguyễn Văn Song (ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) áp dụng khoa học- kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nên lợi nhuận mang lại khá cao, đời sống gia đình luôn đủ ăn, khấm khá dần lên.

21/08/2013
Sữa Nguyên Liệu Thu Mua Từ Nông Dân Vẫn Giữ Nguyên Giá Sữa Nguyên Liệu Thu Mua Từ Nông Dân Vẫn Giữ Nguyên Giá

Trước thông tin tăng giá sữa của nhiều DN sữa hiện nay, nhiều nông dân vùng nguyên liệu sữa Mộc Châu (Sơn La) cho biết, giá sữa thu mua không thay đổi.

08/03/2013
Thanh Niên Làm Kinh Tế Giỏi Thanh Niên Làm Kinh Tế Giỏi

Xuất thân trong một gia đình nông dân, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Thanh Thảo, ở ấp 1A, thị trấn Một Ngàn trở về địa phương gặp không ít khó khăn. Lúc đầu anh phải đi chạy xe khách để kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng những dự tính về phát triển kinh tế gia đình luôn thôi thúc nên anh đã mạnh dạn đầu tư mô hình kinh tế trang trại. Đối tượng anh lựa chọn là ba ba thương phẩm để đón đầu những yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

09/03/2013
Vấn Đề Tái Canh Khiến Nông Dân Trồng Cà Phê Đau Đầu Vấn Đề Tái Canh Khiến Nông Dân Trồng Cà Phê Đau Đầu

Tại Đăk Lăk, nơi chiếm giữ 1/3 diện tích cà phê cả nước, tái canh vẫn đang là chuyện của riêng nông dân, trong khi doanh nghiệp, chính quyền còn đứng ngoài cuộc.

22/08/2013
Bớt Căng Thẳng Nguồn Tôm Nguyên Liệu Cung Ứng Cho Các Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản Ở Bạc Liêu Bớt Căng Thẳng Nguồn Tôm Nguyên Liệu Cung Ứng Cho Các Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản Ở Bạc Liêu

Với sản lượng tôm thu được từ đánh bắt và nuôi trồng hơn 15 ngàn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ, nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến thủy sản của Bạc Liêu đã giảm căng thẳng so với tháng 1-2013. Các nhà máy chế biến xuất khẩu được hơn 3.640 tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD, riêng tháng 2 xuất khẩu thủy sản đạt trên 16 triệu USD, cao nhất trong vài năm trở lại đây.

11/03/2013