Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khai phóng tiềm năng kinh tế biển

Khai phóng tiềm năng kinh tế biển
Ngày đăng: 10/06/2015

Nâng cao hiệu quả đánh bắt

Nhiều năm đi biển khai thác thủy hải sản nhưng do tàu thuyền chỉ có công suất 60CV, trang thiết bị lại thô sơ nên ông Lê Chi ở thôn An Lương (xã Duy Hải) đánh bắt không hiệu quả. Đầu năm 2015 ông Chi quyết định đầu tư nâng công suất của tàu lên 320CV với tổng giá trị hơn 500 triệu đồng.

Ông Chi chia sẻ: “Từ khi hạ thủy con tàu đến nay, tôi ra khơi 3 chuyến, khai thác hải sản bán được 300 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí xăng dầu, trả công cho những người đi bạn, tôi lãi ròng 140 triệu đồng. Theo tính toán, nếu thời tiết thuận lợi cho việc sản xuất thì trong vòng nửa năm nữa tôi có thể lấy lại số vốn đã bỏ ra”. Không riêng ông Chi, thời gian qua nhờ đầu tư cải hoán tàu thuyền mà việc đánh bắt của ngư dân xã miền biển Duy Hải luôn gặp thuận lợi, sản lượng tăng cao so với các năm trước.

Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Quốc Hai - cán bộ phụ trách thủy sản xã Duy Hải thông tin, năm 2014 ngư dân trên địa bàn đã đầu tư gần 3 tỷ đồng cho việc cải hoán, nâng cao công suất tàu thuyền. Ông Hai nói: “Toàn xã Duy Hải hiện có 128 phương tiện khai thác thủy hải sản với tổng công suất 7.620CV, tăng 4.120CV so với năm 2010.

Tổng sản lượng đánh bắt trong năm 2014 đạt 6.039 tấn, vượt 10% so với kế hoạch, trong đó hải sản xuất khẩu chiếm tỷ lệ 32,5%. Có được kết quả này chính là nhờ việc đầu tư đúng hướng của bà con ngư dân và tinh thần nỗ lực vươn khơi bám biển, khai thác triệt để tiềm năng của địa phương”.

Trong số 14 xã, thị trấn của huyện Duy Xuyên thì Duy Hải, Duy Nghĩa, Duy Vinh là 3 địa phương có thế mạnh phát triển ngành khai thác thủy hải sản. Hiện nay, tại 3 xã vừa nêu có 364 tàu thuyền với tổng công suất 10.728CV, tăng 2.098CV so với đầu năm 2014.

Nhờ ngư dân tập trung chuyển việc sản xuất theo hướng kiêm ngành, kiêm nghề và tăng thời gian bám biển nên sản lượng đánh bắt năm 2014 đạt 10.239 tấn thủy hải sản các loại, tăng 3% so với mục tiêu đặt ra, trong đó nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu khoảng 4.611 tấn, đạt tổng doanh thu hơn 550 tỷ đồng. Riêng 5 tháng đầu năm 2015, ngư dân Duy Xuyên đã đánh bắt được 5.976 tấn thủy hải sản, bằng 55% kế hoạch cả năm…

Phát triển hậu cần nghề cá

Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư & phát triển (BIDV) Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ vay vốn đóng tàu vỏ thép khai thác xa bờ (mỗi chiếc có công suất 825CV) theo Nghị định số 67 của Chính phủ cho 4 ngư dân ở xã Duy Vinh gồm: Đỗ Văn Tiến, Đỗ Văn Thành, Phạm Hiên, Trần Đậu. Theo đó, 4 chiếc tàu này có tổng vốn đầu tư 56,8 tỷ đồng, trong đó BIDV cho vay 95% giá trị, thời hạn vay là 11 năm. Dự kiến, đến cuối tháng 8.2015 số tàu trên sẽ được hạ thủy, bàn giao và đưa vào khai thác.

Năm 2004, chị Tạ Thị Hiệp ở thôn Thuận An (Duy Nghĩa) cất công vào Quảng  Ngãi, Bình Định tìm hiểu và học hỏi kỹ thuật chế biến cá phơi, cá hấp. Sau quá trình học tập, tự tay làm ra được sản phẩm, chị Hiệp mang vào Công ty thủy sản Nha Trang chào hàng và được công ty này chấp nhận, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Trở về quê nhà, chị mượn những người thân quen được 100 triệu đồng và vay thêm 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Duy Xuyên để đầu tư mua sắm máy móc, xây dựng cơ sở sản xuất.

Lấy chất lượng làm đầu, cơ sở chế biến hải sản của chị Hiệp luôn tạo được uy tín đối với bạn hàng nên đối tác tìm đến làm ăn ngày càng đông. Hiện nay, chị có hơn 10 đầu mối tiêu thụ sản phẩm cá bò, cá hấp tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Nhờ vậy, chị tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, sắm thêm các thiết bị đông lạnh, máy làm đá… mỗi ngày thu mua 25 - 40 tấn cá nguyên liệu để chế biến nhằm kịp thời cung ứng cho các khách hàng đã ký kết hợp đồng.

Theo chị Hiệp, cơ sở của chị tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 30 lao động tại địa phương, phần lớn là phụ nữ với mức thu nhập bình quân 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng. Riêng phần chị, sau khi trừ tất cả khoản chi phí thì lãi ròng mỗi tháng 40 - 50 triệu đồng.

Bà Trương Thị Bích Huệ - cán bộ phụ trách thủy sản thuộc phòng NN&PTNT Duy Xuyên cho biết, toàn huyện hiện có 7 cơ sở chế biến nước mắm, tập trung nhiều nhất ở xã Duy Hải và Duy Nghĩa, bình quân mỗi năm chế biến được 3 - 3,5 triệu lít nước mắm, đạt doanh thu khoảng 50 tỷ đồng.

Theo bà Huệ, mấy năm nay nhiều cơ sở chế biến nước mắm đã có thương hiệu trên thị trường như Duy Trinh, Bảy Tân, Sỹ Liên chiếm thị phần khá lớn tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện cũng đã hình thành được 5 cơ sở chế biến cá bò, cá hấp với sản lượng bình quân hàng năm đạt 6.000 tấn, giải quyết việc làm ổn định cho ít nhất 70 lao động ở địa phương với mức thu nhập hàng tháng 2 - 3 triệu đồng/người. Đặc biệt, Duy Xuyên còn xây dựng được 3 cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền cùng nhiều cơ sở dịch vụ cung cấp trang thiết bị, ngư lưới cụ… cơ bản đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các tàu khai thác.


Có thể bạn quan tâm

Sông Mã Cải Tạo, Nâng Cao Chất Lượng Vườn Nhãn Sông Mã Cải Tạo, Nâng Cao Chất Lượng Vườn Nhãn

Sau gần 2 năm (2012 - 2013) triển khai, thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nhãn chất lượng cao theo VietGAP tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”, kết quả ghép cải tạo thí điểm thành công mô hình giống nhãn địa phương cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần đang mở cho hướng phát triển nhãn ở Sông Mã.

17/08/2013
Ly Nông Nhưng Không Bỏ Hội Ly Nông Nhưng Không Bỏ Hội

Do biết cách làm ăn, thoát nghèo bền vững, nên dù làm công nhân, chị Trần Thị Minh vẫn được bà con tin tưởng bầu làm Chi hội trưởng Chi hội ND ấp Bàu Dài (xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) .

17/08/2013
Tập Trung Phòng Trừ Sâu Bệnh Trên Lúa Mùa Tập Trung Phòng Trừ Sâu Bệnh Trên Lúa Mùa

Theo điều tra của Chi cục BVTV, trong đợt phát động phòng trừ sâu bệnh từ ngày 1 đến 7-8, các địa phương đã tích cực chỉ đạo bà con nông dân ra đồng phun thuốc. Tính đến ngày 4-8, diện tích được phòng trừ đạt khoảng 60%.

17/08/2013
Sâu Cuốn Lá Nhỏ Hại Lúa Hè Thu Sâu Cuốn Lá Nhỏ Hại Lúa Hè Thu

Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.

17/08/2013
Sâu Cuốn Lá Gây Hại 1.200ha Lúa Hè Thu Sâu Cuốn Lá Gây Hại 1.200ha Lúa Hè Thu

Từ đầu tháng 8 đến nay, sâu cuốn lá bùng phát mạnh trên rất nhiều cánh đồng lúa ở Quảng Nam. Theo ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã có 1.200ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng và trổ bị sâu cuốn lá gây hại. Trong đó, khoảng 80ha bị thiệt hại nặng, nhất là các chân ruộng trên địa bàn huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn.

17/08/2013