Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Khắc Phục Mạ Rét

Khắc Phục Mạ Rét
Ngày đăng: 29/08/2013

Vụ lúa chiêm xuân 2011- 2012 ở các tỉnh phía Bắc, thời tiết diễn biến xấu đã gây hại đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây mạ trà xuân sớm. Sau khi xuân về và nắng ấm trở lại vẫn còn nhiều ruộng phải chờ mạ.

Vụ chiêm xuân này, thời tiết đang diễn biến thất thường và phức tạp, thời vụ xuống giống đang cận kề, xin lưu ý bà con về triệu chứng bị hại của cây mạ và biện pháp khắc phục bằng vòm che ni lông trắng.

- Triệu chứng bị hại: Cây mạ ở dạng sống dở chết dở, ngắn nhoằn và bé xíu; không có thân (mạ không gan), không thể ra ngạnh trê. Phải qua hàng tuần nắng ấm, cây mạ mới hình thành thân, nên ảnh hưởng đến thời vụ cấy và sinh trưởng, phát triển sau này. Các xí nghiệp giống lúa của Cty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương làm vòm che bằng ni lông trắng, mạ bị hại rất ít.

- Biện pháp khắc phục: Ngoài các khâu kỹ thuật như làm đất, lượng phân đầu tư/sào và kỹ thuật bón, bà con nên làm luống rộng 1,2 m, luống được trang lầm xướng và có hình mui rùa để giống chống chịu được với giá rét và thoát nước tốt mỗi khi gặp mưa ở những ngày mới gieo.

Chuẩn bị vật liệu: Tre được chặt pha làm các kèo khung vòm và các thanh đè kèo, kèo có chiều dài 2,3 m để mỗi đầu còn cắm được xuống má luống khoảng 15-20 cm và to bằng ngón chân cái, dày khoảng 3 mm để uốn được cong; các thanh đè kèo vòm chỉ to bằng ngón tay trỏ và được đo theo chiều dài luống. Ni lông trắng loại mỏng trung bình và nên mua loại có khổ 1,2 m đã gập đôi sẵn, khi mở ra căng rộng thành khổ 2,4 m để mỗi đầu còn chèn được đất dọc luống.

Kỹ thuật cắm như sau: Khoảng 2,0 - 2,5 m thì có 1 kèo vòm, chạy suốt chiều dài luống có 3 thanh được buộc đè, thanh ở gữa gọi là chồng nóc, còn mỗi bên mái kèo vòm có 1 thanh. Sau khi xuống giống gặp rét đậm bất thường hoặc trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây mạ găp thời tiết diễn biến xấu kéo dài, bà con tiến hành cắm kèo vòm, buộc thanh đè, che phủ ni lông ở mái và 2 đầu vòm, đè nhẹ đất 2 bên mép luống. Khi trời nắng ấm trở lại bà con thu cuộn ni lông và các kèo vòm cùng thanh đè quản lý, dùng cho vụ sau.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh lùn sọc đen có nguy cơ bùng phát, gây hại trên diện rộng Bệnh lùn sọc đen có nguy cơ bùng phát, gây hại trên diện rộng

Lúa bị lùn sọc đen (LSĐ) là do virus. Đây là bệnh rất nguy hiểm hiện chưa có thuốc trừ, hàng nghìn ha lúa đã bị nhiễm loại bệnh này

06/10/2018
Phòng trừ rầy nâu cuối vụ Phòng trừ rầy nâu cuối vụ

Vụ mùa 2018 thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nắng xen kẽ đã làm một số ruộng của bà con nông dân bị nhiễm nhiều đối tượng sâu bệnh hại như sâu đục thân

09/10/2018
Cảnh giác với 'lúa ma' Cảnh giác với 'lúa ma'

Lúa cỏ (hay còn gọi là lúa ma, lúa trời, lúa hoang) có tên khoa học là Oryza Rufipogon. Lúa ma đã từng gặp ở Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam

17/10/2018
Giống lúa chất lượng QNg6 Giống lúa chất lượng QNg6

Thêm bộ giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành chọn tạo, khảo nghiệm giống lúa QNg6 kết quả rất tốt

19/10/2018
Bàn cách diệt rầy hại lúa Bàn cách diệt rầy hại lúa

Những năm gần đây ở miền Bắc, tập đoàn rầy đã gây hại không chỉ trong vụ xuân mà còn trong cả vụ mùa (gây cháy rầy; lây lan dịch bệnh lùn sọc đen).

19/10/2018