Khắc Phục Kết Hạt Kém Và Ra Trái Chìa Trên Cây Ngô

Thời gian qua, nhiều nông dân trồng ngô trên cả nước phản hồi về việc cây ngô sau khi trổ cờ phun râu có hiện tượng kết hạt kém, ra trái chìa ảnh hưởng đến năng suất khiến bà con lo lắng.
Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, nhằm lý giải và đưa ra những tư vấn về kỹ thuật giúp bà con khắc phục hiện tượng trên.
Nguyên nhân
Theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, hiện tượng ngô kết hạt kém (còn gọi là bồ cào răng cưa) đi kèm với đó là hiện tượng ra trái chìa giống như nải chuối là tương đối phổ biến tại các vùng trồng ngô trên cả nước, hiện tượng này có thể nặng, nhẹ, nhiều, ít tuỳ thuộc vào từng vụ hay từng vùng khác nhau. Khi xảy ra hiện tượng này, nguyên nhân đầu tiên mà hầu hết người nông dân nghĩ đến là do giống giả hoặc giống kém chất lượng. Tuy nhiên, phân tích dưới góc độ khoa học, chuyên gia nhận định:
+Nếu là giống giả hoặc giống kém chất lượng, thì biểu hiện của cây ngô trên ruộng ngay từ giai đoạn đầu sẽ có sự khác biệt so với các tính trạng đặc trưng của giống như: Cây to, nhỏ khác nhau; hình thái cây khác nhau và sinh trưởng phát triển yếu, không đồng đều ngay từ giai đoạn đầu…
+Trong trường hợp nếu cây ngô sinh trưởng phát triển bình thường, đúng theo đặc trưng của giống nhưng sau giai đoạn trổ cờ, phun râu xuất hiện hiện tượng kết hạt kém, bồ cào răng cưa thì có thể khẳng định 100% rằng nguyên nhân không phải do giống giả, giống kém chất lượng, mà vấn đề có thể xuất phát từ một trong các yếu tố sau: Do giai đoạn trổ cờ phun râu của cây ngô nhiệt độ nắng nóng trên 35 độ C hoặc ẩm độ không khí thấp
Đối với nguyên nhân của hiện tượng trái chìa, bắp phụ, chuyên gia nhận định: Nếu do đặc tính giống như một số loại giống ngô hiện nay, thì việc ra trái chìa, bắp phụ hoàn toàn không ảnh hưởng đến bắp chính vì ở giai đoạn vào chắc của hạt, bắp phụ sẽ teo đi, dinh dưỡng chỉ tập trung nuôi bắp chính. Còn trong trường hợp hạt phấn không kết hợp với râu ngô, tức là hiện tượng kết hạt kém xảy ra thì các hoóc môn sinh trưởng vốn dành để nuôi bắp, nuôi hạt thì nay tác động vào các đỉnh sinh trưởng giữa các lá bi hình thành nên các bắp phụ, mức độ nhiều ít khác nhau tùy thuộc vào mức độ kết hạt và điều kiện dinh dưỡng, một số ruộng bị nặng thậm chí bắp ngô trông như nải chuối có nhiều chồi và gần như không có hạt.
Cách giảm thiểu ảnh hưởng của hiện tượng trên
"Bất cứ giống nào gặp các điều kiện bất thuận như trên đều có thể xảy ra hiện tượng kết hạt kém và trái chìa, bắp phụ - chuyên gia Nguyễn Lân Hùng khẳng định. Để giảm thiểu được hiện tượng kết hạt kém, trái chìa bắp phụ, bà con nông dân cần lưu ý tới một số vấn đề sau:
- Lựa chọn giống ngô tốt, phù hợp với điều kiện canh tác, thổ nhưỡng tại địa phương.
- Cây ngô cần được gieo trồng đúng thời vụ để đảm bảo có được những yếu tố thuận tiện nhất về thời tiết. Việc gieo trồng lệch thời vụ hoặc thời vụ không thuận cho việc sinh trưởng, phát triển của cây ngô sẽ làm cho tỷ lệ xảy ra hiện tượng kết hạt kém, trái chìa nhiều hơn.
- Cần bón phân cân đối, bón đủ đạm, lân, kali theo khuyến cáo của nhà sản xuất, không nên bón nhiều đạm vào giai đoạn ngô chuẩn bị trổ cờ phun râu.
- Đối với các chân đất chua (hay pH đất thấp) hoặc đất mặn, cần có các biện pháp kỹ thuật khử chua hoặc thau mặn cho đất trước khi gieo.
- Ngoài ra, cây ngô cũng có thể bị ngộ độc do việc sử dụng thuốc trừ cỏ không hợp lý.
Như vậy, người nông dân cần trang bị cho mình những hiểu biết đầy đủ về nông học và nắm vững kỹ thuật canh tác để hạn chế các tác động không mong muốn xảy ra trên cây ngô của mình như kết hạt kém, ra trái chìa bắp phụ, đảm bảo thu được năng suất ngày càng cao hơn trên đồng ruộng của mình.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian tạm lắng, những ngày gần đây dịch lở mồm long móng đã tái bùng phát trên đàn gia súc ở thôn Vân Quật, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến chiều tối nay 10.8 tại địa phương này đã có 16 con bò của 15 hộ dân bị mắc bệnh với các triệu chứng như sốt cao, bỏ ăn, sùi nước bọt, nổi mụn nước.

Trồng khảo nghiệm 10 năm trước, đến nay cây đậu tương đã được trồng đại trà trên đất dốc ở Tủa Chùa, mở ra hướng đi mới cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc vùng cao.

Theo quy hoạch của Chính phủ thì Lào Cai được xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu sắn có quy mô khoảng 6.000 đến 6.500 ha, dù chưa có quy hoạch sản xuất của tỉnh nhưng năm 2010 trên địa bàn có đến 7.785 ha sắn, năm 2011 tăng lên 9.663 ha, đến cuối năm 2012 diện tích sắn ổn định ở mức 9.305 ha sắn và trong năm 2013 con số này được đánh giá là tương đương năm trước.

Mấy ngày qua, nông dân nuôi cá điêu hồng lồng bè trên sông Tiền đang trúng mùa cá vì giá cá liên tục tăng mạnh trong tuần đầu của năm 2013. Hiện nay, cá điêu hồng được các thương lái tới tận bè thu mua với giá 33.000 - 34.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với tuần trước.

Là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên, diện tích đất sản xuất lúa nước của Na Ưchỉ có 67ha; trình độ thâm canh, áp dụng KHKT vào sản xuất của người dân còn hạn chế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây lúa, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.