Kết Thúc Vụ Nuôi Tôm Năm 2014, Trên Địa Bàn Tỉnh Nhiều Hộ Đạt Lợi Nhuận Trên 01 Tỷ Đồng

Theo các cơ quan hữu quan, vào thời điểm giữa tháng 9/2014, giá tôm sú giảm 8.000 đồng/kg xuống mức 248.000 đồng/kg (20 con/kg); giá tôm thẻ tăng 2.000 đồng/kg lên mức 133.000 đồng/kg (60 con/kg)... với giá này, nông dân vẫn có lợi nhuận.
Đến giữa tháng 9/2014, toàn tỉnh Trà Vinh đã thu hoạch gần 11 ngàn tấn tôm sú và 23 ngàn tấn tôm thẻ chân trắng. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, vụ nuôi tôm năm nay (kể cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng) đạt hiệu quả, tỷ lệ thiệt hại toàn vụ chỉ khoảng 18,58% đối với tôm sú và 22,7% đối với thẻ chân trắng.
Nguyên nhân chính là thời tiết thuận lợi, nông dân từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Mặt khác, có sự tác động đồng bộ của các cơ quan hữu quan. Từ đó, có nhiều hộ nuôi lợi nhuận từ 01 tỷ đồng trở lên. Điển hình như xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, vụ tôm năm 2014, toàn xã có 503 hộ thả nuôi (trong đó, 215 hộ nuôi tôm sú, 288 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng), với 260ha mặt nước; 124,13 triệu con giống (23,4 triệu con tôm sú, 100,73 triệu con tôm thẻ chân trắng). Đến giữa tháng 9/2014, toàn xã đã thu hoạch được 475 tấn tôm, đạt gần 100% diện tích thả nuôi.
Qua khảo sát của UBND xã, có trên 400 hộ nuôi có lợi nhuận, trong đó có 05 hộ lợi nhuận trên 01 tỷ đồng; Hay như Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, vụ nuôi năm 2014 có 02 hộ lợi nhuận từ 01 - 03 tỷ đồng, 05 hộ từ 500 - 700 triệu đồng, 16 hộ từ 300 - 500 triệu đồng... Theo tìm hiểu của chúng tôi thì gần như xã nào ven biển có nuôi tôm đều có “tỷ phú tôm”.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Đình Lựu được nhiều người biết đến là chủ của một trong những trang trại “ăn nên làm ra” ở vùng rú cát xã Quảng Lợi (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế). Với mô hình nuôi gà thịt kết hợp lấy trứng, trang trại ông cho thu nhập mỗi năm lên đến 1,6 tỷ đồng.

Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, đầu năm đến nay, dù còn nhiều thử thách về dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn nhưng ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL phát triển khá ổn định, đảm bảo kế hoạch đề ra. Ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL đã và đang từng bước phát triển theo hướng chăn nuôi hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường… nhờ đó góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của ngành chăn nuôi cả nước.

Đồng Nai là nơi phát triển mạnh về chăn nuôi. Do đó, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại cũng sớm hình thành và không ngừng phát triển. Từ hình thức sản xuất theo hướng gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của người chăn nuôi, ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất, xây dựng thương hiệu riêng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Sau khi thống nhất với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính vừa công bố giá thành sản xuất lúa vụ Hè thu năm 2015 ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Theo đó, giá thành bình quân toàn vùng là 4.099 đồng/kg, cao hơn 196 đồng/kg so với cùng kỳ. Riêng tỉnh Hậu Giang, giá thành sản xuất trong vụ Hè thu năm nay là 4.010 đ/kg.

+ Giá khoai lang giảm 50.000 - 70.000 đ/tạ Theo nhiều nông dân ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long), giá khoai lang tím Nhật thu mua tại các vựa ở Bình Minh chỉ còn 180.000 - 200.000 đ/tạ (loại đúng lứa từ 4 - 4,5 tháng), thấp hơn tháng trước từ 50.000 - 70.000 đ/tạ.