Kết quả nghiên cứu ương nuôi tôm hùm giống

Nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển dẫn đến nhu cầu cung cấp giống ngày càng cao. Tuy nhiên, ở nước ta, sản xuất giống nhân tạo tôm hùm vẫn chưa thành công vì thời gian biến thái ấu trùng quá dài dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình nghiên cứu, vì vậy nghề khai thác tôm hùm con ngoài tự nhiên vẫn phát triển.
Kết quả của việc ương nuôi tôm hùm con lên tôm hùm giống phục vụ nuôi tôm thương phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có khoảng thời gian lưu trữ giống sau khi khai thác, thức ăn, mật độ ương nuôi cũng như chế độ quản lý, chăm sóc. Ở nước ta hiện nay chưa có một công bố nào về quy trình công nghệ ương nuôi tôm hùm lồng. Hiện nay việc nuôi tôm hùm lồng hoàn toàn tự phát, người nuôi dựa vào kinh nghiệm là chính nên kết quả mang lại cũng khác nhau: tỷ lệ sống thường không ổn định (20 - 95%), tiềm ẩn mầm bệnh trong tôm ương.
Xuất phát từ thực tế đó, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã nghiên cứu quy trình công nghệ ương nuôi tôm hùm lồng, trên cơ sở đó xây dựng mô hình ương nuôi tôm hùm giống đạt tỷ lệ sống cao và sạch một số bệnh thường gặp để đáp ứng đầy đủ nhu cầu con giống phục vụ nuôi tôm hùm lồng thương phẩm.
Nghiên cứu thời gian lưu giữ tôm hùm giống thích hợp sau khai thác cho ương nuôi được tiến hành trong 75 ngày tại vùng ương nuôi tôm hùm khu phố Phước Lý, Sông Cầu, Phú Yên, với con giống có chiều dài trung bình 6,7mm, khối lượng trung bình 0,27g, được thả nuôi ở mật độ 100 con/lồng 1m3, độ sâu 2m tính từ đáy lồng. Quá trình nuôi tôm thí nghiệm được kiểm tra hàng ngày, sau 15 ngày nuôi tôm được kiểm tra tỷ lệ sống, kích thước, khối lượng và được chuyển sang lồng nuôi mới.
Kết quả sau 75 ngày nuôi, chiều dài, khối lượng tôm tăng lên 15,84mm, 5,33g, tỷ lệ sống đạt 90,67% (đối với tôm hùm được nuôi sau 24 giờ khai thác), tăng 15,51mm và 5,09g, tỷ lệ sống đạt 80,33% (đối với tôm hùm được nuôi sau 48 giờ khai thác), tăng 15,27mm và 4,84g, tỷ lệ sống đạt 53,67% (đối với tôm hùm được nuôi sau 72 giờ khai thác).
Thí nghiệm ương nuôi tôm hùm giống tại chính vùng khai thác trong thời gian ngắn sau đó được chuyển đến ùng ương nuôi thích hợp, được tiến hành 10 ngày tại bán đảo Sơn Trà, phường Thọ Quang, Đà Nẵng. Sau đó, tôm hùm con được chuyển vào vùng ương nuôi tôm hùm thuộc khu phố Phước Lý, Sông Cầu, Phú Yên ương nuôi trong 65 ngày tiếp theo.
Tôm thí nghiệm được nuôi có chiều dài trung bình 6,68mm, khối lượng 0,27g, được thả với mật độ 100 con/lồng 1m3, độ sâu 2m tính từ đáy lồng, thức ăn từ nguồn giáp xác (lấy từ phần thịt cua, ghẹ nhỏ). sau 10 ngày ương nuôi tại Đà Nẵng, tôm đạt chiều dài 7,54mm, trọng lượng 0,35g, tỷ lệ sống 98,33%. Sau 65 ngày ngày ương nuôi tại Phú Yên, chiều dài đạt 15,91mm, khối lượng 5,36g, tỷ lệ sống 91,67%.
Như vậy, để đảm bảo ương nuôi tôm hùm giống có tỷ lệ sống cao thì thời gian lưu giữ tôm hùm trắng sau khai thác càng ngắn càng tốt: sau 75 ngày nuôi, tỷ lệ sống tôm hùm giống đạt 90,67% với nguồn tôm hùm giống sau 24 giờ lưu trữ, trong khi đó tỷ lệ sống chỉ đạt 53,76% với thời gian lưu trữ là 72 giờ. Ngoài ra, việc ương nuôi tôm hùm giống ngay tại vùng khai thác trong thời gian ngắn (10 ngày) cũng mang lại kết quả tốt cho việc ương nuôi tôm hùm giống sau này (tỷ lệ sống đạt 91,67% sau 75 ngày nuôi).
Có thể bạn quan tâm

Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn (RAT) ấp Đai Tèn, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) thành lập năm 2010, có 56 thành viên tham gia, trên diện tích 12,5ha. THT chuyên canh tác các loại rau màu như: khổ qua, dưa leo, bầu, bí, ớt chỉ thiên… hàng năm đem về lợi nhuận cho các thành viên khoảng 200 triệu đồng/ha, từ đó đời sống kinh tế của các thành viên ngày càng ổn định.

Từ sau ngày hòa bình, nhiều gia đình ở vùng đồng bằng xã Hải Phú đã cơm đùm mắm muối phạt rừng tìm về K4 để khai phá. Ròng rã mấy chục năm bám trụ, cải tạo từng mét đất đầy đá sỏi, họ khắc trong mình niềm tin mãnh liệt rằng rồi đất sẽ hồi sinh… Và bây giờ đất K4 khắc nghiệt đã và đang mang lại những mùa no ấm. Dẫn chúng tôi thăm K4- được xem là vùng trọng điểm trồng cam ở Quảng Trị, ông Nguyễn Nhạc, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú cho biết: “Chính sự cần cù, nhẫn nại của những người nông dân ở vùng đồi K4 đã làm đất hồi sinh, cho quả ngọt lành. Anh nhìn đấy, toàn bộ khu triền đồi bên khe suối này giờ đã là bạt ngàn cây cam, đồi chè và nhiều loại cây ăn quả, hoa màu khác… Người lạc quan nhất cũng khó có thể tưởng tượng được giờ đây vùng đồi K4 đã trở nên trù phú thế này”.

Mới 28 tuổi nhưng anh Vũ Ngọc Tuyến ở thôn Cá Nội, xã Hoàng Thắng (Văn Yên - Yên Bái) đã là chủ của một cơ sở sản xuất nấm sò và mộc nhĩ. Vụ đông xuân năm 2012 - 2013, gia đình anh đã thu lãi trên 60 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.

Gần đây, mô hình trồng cải thìa, cải rổ ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) phát triển mạnh, đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân địa phương.

Những dấu hiệu của bệnh tôm rất đa dạng, chúng xuất hiện nhiều trên cơ thể con tôm, có thể là biểu hiện của một hay nhiều tác nhân gây bệnh. Vì thế, khi chẩn đoán bệnh, cần nhận định được tác nhân chủ yếu gây bệnh để có hướng xử lý đúng đắn.