Kết Quả Khảo Nghiệm Nuôi Thương Phẩm Cá Chạch Trong Ruộng Trũng

Năm 2010 Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng mô hình khảo nghiệm nuôi thương phẩm cá chạch trong ruộng trũng tại hộ bà Ngô Thị Tươi xã Đông Cơ huyện Tiền Hải với qui mô 600 m2.
Mô hình được thực hiện trong ruộng trũng, chất đáy ruộng là đất thịt, bờ ruộng xây chắc chắn để giữ nước và cao hơn mặt đáy ruộng 0,5 m. Ruộng nuôi gần nguồn nước sạch không bị ô nhiễm, có cống cấp thoát nước chủ động và có lưới lọc nước ngăn các loại địch hại xâm nhập.
Trước khi thả giống tiến hành tháo nước cải tạo ruộng, dùng vôi bột rắc khắp đáy ruộng để diệt ký sinh trùng và mầm bệnh. Lấy nước vào ruộng qua lưới lọc và dùng phân gây màu, khi nước có màu xanh nõn chuối mới tiến hành thả giống.
Cá chạch được tuyển chọn cẩn thận, khỏe mạnh, bơi lội nhanh, không bị sây sát và không mất nhớt. Trước khi thả, cá chạch được tắm bằng dung dịch Clorin 10 ppm trong 20 - 30 phút để diệt ký sinh trùng và mầm bệnh. Mật độ thả 35 con/m2, cỡ cá 5 - 6 cm/con, tổng lượng thả 21.000 con. Trong quá trình nuôi dùng thức ăn chủ yếu là cám gạo, bột đỗ tương, phế phụ phẩm lò mổ, giun, thịt ốc bươu vàng cho ăn 2 lần/ngày.
Sau 4 tháng nuôi hộ tham gia mô hình đã tiến hành thu tỉ lệ sống cao 93%, kích cỡ cá chạch đạt 14 - 16 cm và bắt đầu xuất hiện trứng. Đây là thời điểm thu hoạch chạch thương phẩm và lựa chọn chạch giống để sản xuất vụ sau. Tính toán hiệu quả kinh tế, trừ mọi chí phí mô hình thu lãi gần 1,8 triều đồng.
Như vậy, với mô hình khảo nghiệm nuôi cá chạch trong ruộng trũng đã nâng cao được hiệu quả thâm canh, tăng thu nhập cho nông dân ngoài việc thu nhập từ sản phẩm lúa gạo cấy trên cùng một thửa ruộng.
Chương trình thành công là cơ sở cung cấp thông tin kỹ thuật cho người dân, khuyến khích nhân rộng nuôi cá chạch trong các vùng có ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả, mở ra hướng đi mới cho các vùng nông thôn Tiền Hải, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Tại các vùng trọng điểm như Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam... vải thiều sớm đã cho thu hoạch. Người trồng vải phấn khởi bởi giá cao, tiêu thụ thuận lợi. Năm nay, sản lượng vải sớm toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 25.000 tấn, tăng 5.500 tấn so với năm ngoái.

Tiếp sau hành tím của nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) ùn ứ trên 50.000 tấn, phải nhờ đến sự chung tay của các cấp, ngành, địa phương, đoàn thể “giải cứu”, đến nay, các hộ trồng ổi trên địa bàn huyện Kế Sách cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi cả ngàn hécta ổi phải bỏ trắng vườn.

100 triệu đồng/ha/vụ là lợi nhuận từ dự án “Trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP” do Hội Nông dân xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) triển khai thực hiện hơn 2 năm qua. Theo đó, 14 hộ tham gia dự án đã được vay 300 triệu đồng từ quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương, đồng thời được Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tập huấn kỹ thuật trồng cây mãng cầu theo chuẩn VietGAP.

Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL sử dụng một số sản phẩm bao trái “Made in Taiwan” (Đài Loan) làm cho trái cây chuyển từ màu xanh sang vàng, bóng sáng đẹp mắt nhưng chính người trồng cũng không dám ăn.

Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận (hiệp hội), qua theo dõi thị phần tiêu thụ thanh long hàng năm của Bình Thuận thì chủ yếu xuất khẩu chiếm đến 80 - 85%, tiêu thụ trong nước chỉ 15 - 20%. Trong đó, Trung Quốc chiếm tỷ lệ khoảng 80% tổng sản lượng nhập khẩu mặt hàng trên thông qua đường biên mậu (biên giới các cửa khẩu), chỉ 30% nhập từ đường biển.