Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kết quả dự án nuôi cá lồng trên hồ thủy điện

Kết quả dự án nuôi cá lồng trên hồ thủy điện
Ngày đăng: 17/11/2015

Các đại biểu tham quan dự án nuôi cá lồng tại bản Thẩm Phé, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

Dự án được triển khai từ tháng 5 đến tháng 10/2015, quy mô thực hiện 2 lồng có thể tích 180 m3, số lượng cá giống thả 12.600 con, trong đó rô phi đen là 10.080 con và chép lai V1 là 2.520 con

Đây là dự án nuôi cá lồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng về diện tích mặt nước trên vùng lòng hồ thủy điện, mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế cho người dân trên địa bàn

Tham gia dự án, các hộ dân được hỗ trợ 100% về giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh và vật tư

Đồng thời được tập huấn các biện pháp vệ sinh lồng nuôi, thay túi vôi, túi thuốc theo định kỳ và kỹ thuật thả cá, chăm sóc cá theo các giai đoạn sinh trưởng

Trong quá trình triển khai dự án, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, theo dõi các dấu hiệu bất thường trên đàn cá để kịp thời hướng dẫn các hộ dân biện pháp khắc phục và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo cho đàn cá sinh trưởng và phát triển tốt

Sau 5 tháng triển khai thực hiện, tỷ lệ cá sống đạt 75%, cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt 0,6 kg/con, năng suất đạt 5,67 tấn/2 lồng, trừ chi phí, lợi nhuận từ dự án thu được là trên 80 triệu đồng

So với nuôi cá theo phương thức truyền thống, dự án nuôi cá lồng cho thấy hiệu quả hơn hẳn, cá lớn nhanh, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, lợi dụng được đặc điểm phân bố theo tầng nước của các loài cá từ tầng mặt xuống tầng giữa và đáy bể để tận dụng triệt để thức ăn sẵn có trong tự nhiên

Anh Hoàng Văn Hom - một trong những hộ tham gia dự án cho biết: Trước đây, người dân trong bản chỉ nuôi cá ở ao và thả nhiều loại cá khác nhau, ít đầu tư và không biết cách phòng bệnh nên hiệu quả không cao

Qua dự án này, nhân dân trong bản đã biết cách để nuôi cá trên mặt hồ, gia đình anh và các hộ trong bản sẽ mở rộng quy mô nuôi cá lồng trong những năm tiếp theo

Hiện nay, Than Uyên là huyện có tiềm năng nuôi trồng thủy sản rất lớn, đặc biệt là ở các xã có các bản nằm ven vùng lòng hồ Thủy điện Bản Chát - Huội Quảng

Nếu khai thác có hiệu quả tiềm năng này sẽ góp phần giải quyết bài toán về việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân tái định cư bị mất đất sản xuất

Từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung để cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện

Tuy nhiên, do trình độ của người dân còn hạn chế nên trong thời gian tới ngoài việc tập trung chỉ đạo duy trì và mở rộng dự án này ở Bản Thẩm Phé, huyện Than Uyên cần tiếp tục xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện mô hình dự án nuôi cá lồng ở các xã Ta Gia, Khoen On, Mường Mít để từng bước chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, góp phần hoàn thành chỉ tiêu thu nhập trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Nuôi Cá Điêu Hồng Trên Bè Không Nên Vội Thả Giống Ở Tiền Giang Nông Dân Nuôi Cá Điêu Hồng Trên Bè Không Nên Vội Thả Giống Ở Tiền Giang

Hơn nửa tháng nay, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng mạnh trở lại với mức giá 29.000 - 30.000 đồng/kg nên nhiều bà con nuôi cá bè dự định thả giống trở lại để tiếp tục tái sản xuất. Tuy nhiên, ngành chức năng Tiền Giang khuyến cáo bà con không nên thả giống đồng loạt vào thời điểm này để hạn chế thiệt hại, gia tăng hiệu quả nuôi.

14/12/2012
Nguồn Thu Từ Nuôi Dê Đạt Khoảng 4 Tỷ Đồng/năm Ở Thạch Cẩm (Thanh Hóa) Nguồn Thu Từ Nuôi Dê Đạt Khoảng 4 Tỷ Đồng/năm Ở Thạch Cẩm (Thanh Hóa)

Một trong hàng chục nông dân nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao ở xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa phải kể đến ông Quách Ngọc Điền, ở thôn Xuân Tiến. Năm 2006, ông mua 5 cặp dê giống về nuôi.

19/12/2012
Hướng Đến Nền Chăn Nuôi Chất Lượng Cao Hướng Đến Nền Chăn Nuôi Chất Lượng Cao

Ngành chăn nuôi tỉnh ta trong nhiều năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung kết quả đạt được khá khả quan.

03/06/2013
Liên Kết “4 Nhà” Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP Liên Kết “4 Nhà” Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP

Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP”. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, với trình độ thâm canh cao và khả năng ứng dụng các giải pháp tiên tiến vào quá trình sản xuất như: IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”… nông dân ĐBSCL hoàn toàn có đủ khả năng tiến tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là chưa tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP.

03/06/2013
Đồng Ý Miễn Thuế Xuất Khẩu Đối Với Da Trăn Nuôi Đồng Ý Miễn Thuế Xuất Khẩu Đối Với Da Trăn Nuôi

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn số 4013/VPCP-KTTH đồng ý với đề nghị miễn thuế xuất khẩu mặt hàng da trăn nuôi và giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cụ thể.

03/06/2013