Kết quả dự án nuôi cá lồng trên hồ thủy điện

Các đại biểu tham quan dự án nuôi cá lồng tại bản Thẩm Phé, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
Dự án được triển khai từ tháng 5 đến tháng 10/2015, quy mô thực hiện 2 lồng có thể tích 180 m3, số lượng cá giống thả 12.600 con, trong đó rô phi đen là 10.080 con và chép lai V1 là 2.520 con
Đây là dự án nuôi cá lồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng về diện tích mặt nước trên vùng lòng hồ thủy điện, mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế cho người dân trên địa bàn
Tham gia dự án, các hộ dân được hỗ trợ 100% về giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh và vật tư
Đồng thời được tập huấn các biện pháp vệ sinh lồng nuôi, thay túi vôi, túi thuốc theo định kỳ và kỹ thuật thả cá, chăm sóc cá theo các giai đoạn sinh trưởng
Trong quá trình triển khai dự án, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, theo dõi các dấu hiệu bất thường trên đàn cá để kịp thời hướng dẫn các hộ dân biện pháp khắc phục và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo cho đàn cá sinh trưởng và phát triển tốt
Sau 5 tháng triển khai thực hiện, tỷ lệ cá sống đạt 75%, cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt 0,6 kg/con, năng suất đạt 5,67 tấn/2 lồng, trừ chi phí, lợi nhuận từ dự án thu được là trên 80 triệu đồng
So với nuôi cá theo phương thức truyền thống, dự án nuôi cá lồng cho thấy hiệu quả hơn hẳn, cá lớn nhanh, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, lợi dụng được đặc điểm phân bố theo tầng nước của các loài cá từ tầng mặt xuống tầng giữa và đáy bể để tận dụng triệt để thức ăn sẵn có trong tự nhiên
Anh Hoàng Văn Hom - một trong những hộ tham gia dự án cho biết: Trước đây, người dân trong bản chỉ nuôi cá ở ao và thả nhiều loại cá khác nhau, ít đầu tư và không biết cách phòng bệnh nên hiệu quả không cao
Qua dự án này, nhân dân trong bản đã biết cách để nuôi cá trên mặt hồ, gia đình anh và các hộ trong bản sẽ mở rộng quy mô nuôi cá lồng trong những năm tiếp theo
Hiện nay, Than Uyên là huyện có tiềm năng nuôi trồng thủy sản rất lớn, đặc biệt là ở các xã có các bản nằm ven vùng lòng hồ Thủy điện Bản Chát - Huội Quảng
Nếu khai thác có hiệu quả tiềm năng này sẽ góp phần giải quyết bài toán về việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân tái định cư bị mất đất sản xuất
Từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung để cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện
Tuy nhiên, do trình độ của người dân còn hạn chế nên trong thời gian tới ngoài việc tập trung chỉ đạo duy trì và mở rộng dự án này ở Bản Thẩm Phé, huyện Than Uyên cần tiếp tục xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện mô hình dự án nuôi cá lồng ở các xã Ta Gia, Khoen On, Mường Mít để từng bước chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, góp phần hoàn thành chỉ tiêu thu nhập trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Không còn giữ lối chăn nuôi theo tập quán lạc hậu, tự cung tự cấp như những năm trước, giờ đây, phần lớn nông dân ở xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã đổi mới tư duy, chú trọng phát triển chăn nuôi theo mô hình tập trung, đầu tư con giống chất lượng, chuồng trại bài bản.

Còn tại phường 12, theo thống kê sơ bộ đã có 3 sào nhà kính đang trồng hoa bị gió lốc đánh sập, hơn 6ha hoa các loại của khoảng 60 hộ dân dọc theo hai bên suối bị nhấn chìm trong nước, làm thất thu nặng. Theo UBND phường 12, ước thiệt hại ban đầu phải trên 1 tỷ đồng.

Trồng ớt chỉ thiên không tốn nhiều công chăm sóc, cây ớt có thể thu hoạch trái suốt năm. Mỗi công đất trồng ớt, nông dân có thể thu lợi nhuận trên 50 triệu đồng/năm do giá bán sản phẩm ở mức từ 20.000-60.000 đồng/kg.

Thời gian gần đây, tại các chợ ở cả miền Bắc và miền Nam đều tràn ngập các loại nấm ăn. Chưa bao giờ người tiêu dùng được mua nấm với giá rẻ như hiện nay. Tuy nhiên, nấm ngoại đang tràn vào cạnh tranh với nấm sản xuất trong nước khiến độ an toàn khó kiểm soát hơn.

Sau dưa hấu, giờ đến lượt ớt rớt giá thê thảm vì bị thị trường Trung Quốc từ chối. Nhiều hộ nông dân đang xót xa, tiếc nuối ruộng ớt sai quả nhà mình.