Kết Luận Của Thủ Tướng Đối Với Nhiều Đề Nghị Của Hội Nông Dân VN

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nghiên cứu tiếp thu trong quá trình sửa đổi Luật đất đai năm 2003.
Về chính sách đất đai, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 28/8/2011, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2012 để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho nhân dân.
Nhà nước cần có quy hoạch sử dụng đất một cách khoa học, cụ thể cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp, đất lúa.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cơ chế để nông dân vay vốn không phải nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể.
Có chính sách thu mua nông sản dư thừa
Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương Nhà nước có chính sách thu mua nông sản dư thừa. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Trung ương Hội Nông dân đề xuất cơ chế hỗ trợ phù hợp để tạm trữ nông sản.
Đồng thời, Thủ tướng cũng đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân về việc ưu tiên thu mua nông sản được sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, trình Chính phủ Đề án Chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp tốt.
Cơ chế tham gia xây dựng chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân về việc có cơ chế để Hội Nông dân Việt Nam được trực tiếp tham gia từ đầu trong việc xây dựng các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan chủ trì đề án mời Hội Nông dân Việt Nam tham gia từ đầu trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đồng thời, đề nghị Hội Nông dân Việt Nam tích cực và chủ động tham gia việc xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách này.
Có thể bạn quan tâm

Ông Peter Pickering thông tin: Syngenta dành sự quan tâm đặc biệt và có kế hoạch hợp tác với các đơn vị có liên quan của Bộ NNPTNT để chuyển giao kỹ thuật canh tác ngô, giúp nông dân tiếp cận với giải pháp canh tác tiên tiến nhằm phát huy tiềm năng năng suất của giống, gia tăng sản lượng ngô tại các vùng trồng ngô trọng điểm của Việt Nam như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.

Hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM là sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hồng An, không chỉ đổi thay ở diện mạo nông thôn, đời sống của người dân cũng chuyển biến tích cực. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 30 triệu đồng/người/năm.

Giá tôm sú trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn ở mức cao là cơ sở chính giúp giá trị XK tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản duy trì tăng trưởng mạnh. Trong khi, giá tôm chân trắng đang có chiều hướng giảm bởi nguồn cung loại tôm này gia tăng nhờ sản xuất tại nhiều nước cải thiện hơn sau “cơn bão” EMS (Hội chứng tôm chết sớm).

Sinh ra từ cái nôi của làng nghề, ông Nguyễn Duy Hòa, chủ cơ sở đồ gỗ Hòa Hiếu là một trong những người “giữ lửa” nghề truyền thống ở làng Hạ Vũ. Sau hơn 20 năm thành lập, từ một cơ sở sản xuất nhỏ, đến nay người chủ cũng là nghệ nhân này đã có một cơ ngơi với hai cơ sở sản xuất gần 600m2, có uy tín trên thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Trong quá trình hoạt động, công ty gặp không ít khó khăn, như: Cơ sở vật chất, lao động phân bố rải rác trên địa bàn gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành; một số hệ thống công trình quan trọng lâu năm đã bị xuống cấp, hư hỏng không đáp ứng được nhu cầu phục vụ; tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp (hạn hán, lũ lụt, mặn ngày càng thâm nhập sâu); bên cạnh đó, tài chính gặp cũng không ít khó khăn do việc cấp phát vốn theo kế hoạch đang còn chậm...