Kể Từ Ngày 01/02/2015, Nuôi Tôm Nước Lợ (Tôm Sú Và Tôm Chân Trắng) Phải Đáp Ứng Các Điều Kiện Theo QCVN02-19:2014/BNNPTNT

Ngày 29/7/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản”, trong đó quy định về Cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Quy chuẩn được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân nuôi bán thâm canh và thâm canh tôm Sú (Penaeus monodon Fabricus, 1798); nuôi thâm canh tôm Chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại Việt Nam.
Để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, Quy chuẩn QCVN 02 - 19: 2014/BNNPTNT đã quy định những điều kiện về Địa điểm nuôi; Cơ sở hạ tầng (ao nuôi, ao chứa/lắng, ao xử lý nước thải, khu chứa nguyên vật liệu...); Hoạt động nuôi tôm Sú và tôm Chân trắng; Nước thải, chất thải; Lao động kỹ thuật của các cơ sở nuôi tôm Sú, tôm Chân trắng.
Quy chuẩn này sẽ là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở nuôi và phục vụ đăng ký, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Quy chuẩn QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT cũng là cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đánh giá và xác nhận cơ sở nuôi bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Về phía Cơ sở nuôi, phải ghi chép đầy đủ các thông tin quy định trong biểu mẫu tại Phụ lục 2. Lập hồ sơ quản lý (gồm: các biểu mẫu ghi chép; giấy tờ mua giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học; giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy tờ bán tôm thương phẩm) và lưu giữ hồ sơ tối thiểu 01 năm.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian triển khai, mô hình nuôi cá lăng vàng không chỉ là hướng đi mới, mà còn hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản và cải thiện đời sống thu nhập cho bà con nông dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh).

Để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, bên cạnh việc quy hoạch bãi giống, bãi đẻ thì việc tái tạo nguồn lợi thủy sản đang được quan tâm.

Nhiều hộ chăn nuôi dù đã bảo vệ thành công đàn gia cầm trong dịch cúm, nhưng lại khó bảo vệ kinh tế của mình trước lượng cầu đang sụt giảm.

Tại các chợ, giá thịt heo cũng tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg. Theo các thương lái chuyên mua heo giết mổ đưa về các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh, khả năng giá heo hơi sẽ còn tiếp tục giữ mức cao trong một vài tuần tới.

Theo tính toán của các hộ trồng ớt, sau 2 tháng trồng ớt sẽ bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch liên tục từ 4 đến 5 tháng, sản lượng đạt từ 25 đến 30 tấn/ha, thu nhập bình quân của mỗi ha ớt đạt từ 175 đến 220 triệu đồng (đã trừ chi phí). Với lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với những cây trồng khác nên huyện Yên Định đang chỉ đạo các xã rà soát để mở rộng diện tích trồng ớt trong thời gian tới.