Kế Sách (Sóc Trăng) làm giàu nhờ hợp tác nuôi gà

Tuy nhiên, vài năm gần đây, chăn nuôi heo gặp khó khăn do chi phí thức ăn tăng cao trong khi giá heo bấp bênh khiến người nuôi không có lời. Nhanh nhạy trong chăn nuôi, chủ động tháo gỡ khó khăn, năm 2011, hộ ông Phạm Khắc Nhân là người tiên phong chuyển sang nuôi giống gà ta Bình Định, đây là giống gà nuôi mau lớn, ít bị bệnh tật, chất lượng thịt ngon, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Kết quả thật bất ngờ, bầy gà 1.000 con nuôi thử nghiệm phát triển tốt, tăng trọng nhanh, tỷ lệ hao hụt chỉ 2%. Sau 80 ngày nuôi xuất bán đem lại lợi nhuận trên 35 triệu đồng. Từ thực tế “mắt thấy, tai nghe”, trong các năm 2012 – 2013, nhiều hộ lân cận học hỏi và nhân rộng mô hình nuôi gà ta quy mô gia trại một cách nhanh chóng.
Sự “phát triển nóng” và tự phát của đàn gà ở địa phương dẫn đến các hệ lụy “cháy gà giống” ở đầu vào nên giá gà giống tăng cao; trong khi đầu ra có thời điểm “cung vượt cầu”, cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến mạnh ai nấy hạ giá nên hiệu quả kinh tế giảm dần.
Đầu năm 2014, các hộ chăn nuôi có uy tín và Ban nhân dân ấp mời khoảng 40 hộ chăn nuôi gà đến để bàn cách tháo gỡ khó khăn do tình trạng “mạnh ai nấy nuôi” gây ra. Cuộc họp đi đến quyết định thành lập Tổ hợp tác (THT) nuôi gà thương phẩm. Tháng 8/2014, Ban điều hành tạm thời (Ban sáng lập viên) đi vào hoạt động và khi điều kiện đã chín muồi, ngày 13/02/2015 THT chính thức ra mắt với 33 thành viên ký kết hợp đồng hợp tác và được cấp thẩm quyền công nhận tư cách pháp nhân.
Hiện nay, sau hơn 3 tháng chính thức hoạt động, số thành viên tham gia THT đã tăng lên 49 hộ và sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Các hộ chăn nuôi gà trong THT được lên kế hoạch thả 8 ngày một lứa khoảng 5.000 con, giáp vòng thì bắt đầu thả lại đợt mới. Đối với những hộ có chuồng úm gà con thì nuôi được 6 – 9 lứa/năm; hộ không có chuồng úm nuôi được 3 - 4 đợt/năm. Sản lượng cả năm trong THT khoảng 300 ngàn con. Từ ngày THT hoạt động đến nay do có kế hoạch thả rải lứa hợp lý nên không còn xảy ra tình trạng bị ép giá con giống đầu vào; đầu ra được mở rộng, cung không vượt cầu, giá bán hợp lý nên lợi nhuận của người nuôi rất ổn định.
Ban điều hành THT hợp đồng trực tiếp với cơ sở cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y... và hợp đồng tiêu thụ gà thương phẩm cho tổ viên, không còn tình trạng bị “cò” chia sớt lợi nhuận. Hoạt động của THT đem lại giá trị tăng thêm cao hơn cho các thành viên tham gia chuỗi giá trị nuôi gà thương phẩm nhờ thực hiện tốt các liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi, hạn chế bớt khâu trung gian đã làm lợi cho thành viên trong THT 5.000 – 7.000 đồng/con. Ngoài ra, các hộ mới tham gia đều được những người nuôi gà có kinh nghiệm trong THT tư vấn về cách thiết kế chuồng trại, kỹ thuật nuôi, phòng trừ bệnh nên đều nuôi thành công.
Theo ông Trần Đức Thảo - Tổ phó THT, với tổng chi phí nuôi 01 con gà thương phẩm (đạt trọng lượng bình quân 1,3kg/con) biến động từ 63,4 đến 69,4 ngàn đồng/con (bao gồm chi phí giống từ 17 – 23 ngàn đồng, chi phí thức ăn 37 ngàn đồng, thuốc thú y 6 ngàn đồng và chi phí điện thắp sáng, úm gà con, khấu hao tài sản... 3,4 ngàn đồng).
Với giá bán gà từ đầu năm đến nay biến động trong khoảng 70 – 72 ngàn đồng/kg, một bầy gà 1.000 con, lấy công làm lời, lợi nhuận đem lại từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Với tổng đàn 300 ngàn con/năm, bà con trong THT thu được lợi nhuận 6 - 7,5 tỷ đồng/năm, góp phần quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, giúp bà con tại địa phương tích lũy làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều mặt hàng nông, thủy sản đang gặp khó về đầu ra thì vẫn có không ít doanh nghiệp tuyên bố: Thị trường không thiếu, giá cả không tệ, nhưng cái chúng ta đang thiếu lớn nhất chính là nguyên liệu sạch!

Cá con vớt lên bờ, có thể bán ngay tại chỗ; cá chưa phân loại được bán với giá 100.000 đồng/kg, nếu đã phân loại thì cá rễ tre có giá tới 200.000 đồng/kg, các loại cá khác khoảng 80.000 đồng/kg.

Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang dự báo trong những tháng cuối năm, thị trường xuất khẩu cá tra tiếp tục gặp khó khăn, nên ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ cá tra nguyên liệu.

“Trời” thương nên tôm hùm con còn tiếp tục xuất hiện. Nhưng buồn là nạn đánh bắt tôm hùm con vẫn không ngớt hoành hành; không chỉ tước dần cơ hội hồi sinh cho “mỏ tôm hùm” vang danh một thuở mà còn đe dọa an ninh, an toàn của Cảng Chân Mây.

Tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngành thủy sản được coi có nhiều lợi thế. Nhưng, để có thể “vươn ra biển lớn” không thể để ngư dân “tự bơi” như hiện nay, mà cần những giải pháp cụ thể, đồng bộ, để nghề khai thác thủy sản phát triển vững chắc.