Indonesia Nhập 200.000 Tấn Gạo Từ Việt Nam

Cơ quan phụ trách thu mua lương thực Indonesia (Bulog) cho biết đã ký hợp đồng với Việt Nam vào tuần trước để mua khoảng 200.000 tấn gạo, gạo sẽ được giao từ giữa tháng 10 đến tháng 12/2014.
Theo thỏa thuận, Việt Nam sẽ cung cấp 50.000 tấn gạo 5% tấm với giá 443,5 USD/tấn (FOB) và 150.000 tấn gạo 15% tấm với giá 442,1 USD/tấn.
Bulog đã nhập khẩu 50.000 tấn gạo, trong đó 20.000 tấn gạo 5% tấm và 30.000 tấn gạo 25% tấm, từ Việt Nam và hơn 175.000 tấn gạo từ Thái Lan để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Theo các nguồn tin địa phương, Chính phủ Indonesia chỉ đạo Bulog nhập khẩu khoảng 250.000 – 500.000 tấn gạo trong năm nay sau khi Cơ quan thống kê Trung Ương (BPS) ước tính sản xuất lúa gạo của nước này trong năm 2014 sẽ giảm xuống còn khoảng 69,8 triệu tấn.
Trong năm 2013, Indonesia đã nhập khẩu khoảng 650.000 tấn gạo. Dự kiến, năm 2014 lượng gạo nhập khẩu của nước này có thể tăng lên 1,4 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh đó, xây dựng mô hình và quy trình kỹ thuật áp dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân, áp dụng với điều kiện đất khô, trên ruộng luân canh một vụ khoai lang vụ Đông Xuân- một vụ lúa Hè Thu.

Đang mùa đánh bắt nhưng bến cảng Nghĩa Phú, TP.Quảng Ngãi, không nhộn nhịp như mọi khi. Hơn 120 chiếc tàu làm nghề lưới chuồn nằm bờ sớm hơn những vụ mùa trước. Năm nay, ngư dân hành nghề lưới chuồn ở Nghĩa An, Nghĩa Phú, kết thúc mùa biển sớm hơn từ 1 đến 2 tháng.

Những mô hình phát triển kinh tế mới trên địa bàn huyện Ninh Sơn thời gian qua đã đem lại hiệu quả tích cực và đang từng bước phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan Chất lượng và Vệ sinh nông sản quốc gia Argentina (SENASA) đã hoàn tất việc ký Bản ghi nhớ giữa hai cơ quan về việc xuất khẩu nông, thủy sản sang nước đối tác.

Thời gian qua, do khí hậu khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, lượng mưa thấp... là điều kiện thuận lợi cho rệp sáp bột hồng phát triển mạnh và lây lan trên diện rộng ở nhiều thôn vùng Cùa thuộc xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị).