Indonesia Nhập 200.000 Tấn Gạo Từ Việt Nam

Cơ quan phụ trách thu mua lương thực Indonesia (Bulog) cho biết đã ký hợp đồng với Việt Nam vào tuần trước để mua khoảng 200.000 tấn gạo, gạo sẽ được giao từ giữa tháng 10 đến tháng 12/2014.
Theo thỏa thuận, Việt Nam sẽ cung cấp 50.000 tấn gạo 5% tấm với giá 443,5 USD/tấn (FOB) và 150.000 tấn gạo 15% tấm với giá 442,1 USD/tấn.
Bulog đã nhập khẩu 50.000 tấn gạo, trong đó 20.000 tấn gạo 5% tấm và 30.000 tấn gạo 25% tấm, từ Việt Nam và hơn 175.000 tấn gạo từ Thái Lan để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Theo các nguồn tin địa phương, Chính phủ Indonesia chỉ đạo Bulog nhập khẩu khoảng 250.000 – 500.000 tấn gạo trong năm nay sau khi Cơ quan thống kê Trung Ương (BPS) ước tính sản xuất lúa gạo của nước này trong năm 2014 sẽ giảm xuống còn khoảng 69,8 triệu tấn.
Trong năm 2013, Indonesia đã nhập khẩu khoảng 650.000 tấn gạo. Dự kiến, năm 2014 lượng gạo nhập khẩu của nước này có thể tăng lên 1,4 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm

Thấy giá cà phê tăng, nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại ồ ạt trồng cà phê. Điều đáng nói là người dân chỉ trồng mà không chăm sóc nên hiệu quả không cao.

Ngày 16-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTT) có công văn số 2911/QĐ-BNN-KHCN đồng ý cho Công ty TNHH Syngenta Việt Nam khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen mới là MIR 162. Đây là giống bắp biến đổi gen (GMO) kháng sâu gây hại bộ vảy (miệng nhai).

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) nổi tiếng bởi hệ sinh vật phong phú và hàng trăm loài thủy hải sản có giá trị. Vài năm trở lại đây, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hóa chất của ngư dân sử dụng tẩy rửa lừ, sáo sau mỗi chuyến khai thác thủy sản về.

Anh Trần chút, 38 tuổi cư ngụ tại thôn Lâm Hòa (xã lâm sơn, huyện Ninh Sơn) trồng cây ăn trái như chôm chôm, sầu riêng, bưởi, mít, xoài, măng cụt đạt hiệu quả kinh tế cao.

Lẽ ra vào thời điểm này, bà con nông dân ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đang hối hả xuống giống vụ hè thu, nhưng hiện nay hàng nghìn héc ta đất canh tác trên địa bàn huyện phải bỏ hoang, ruộng khô cỏ cháy.