Iải Pháp Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững

Toàn tỉnh Bình Phước hiện có khoảng hơn 10.000 ha hồ tiêu (chiếm gần 20% diện tích cả nước), tập trung nhiều nhất ở 3 huyện: Lộc Ninh (3.552 ha), Bù Đốp (2.007 ha) và Hớn Quản (1.420 ha) với năng suất bình quân đạt 2,9 tấn/ha.
Với tiềm năng và thế mạnh về đất, khí hậu, kèm với kinh nghiệm canh tác lâu năm của nông dân, trong những năm qua cây tiêu đã đem lại giá trị thu nhập cao giúp nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.
Tuy nhiên vài năm trở lại đây do giá hồ tiêu tăng cao khiến người dân trong tỉnh nôn nóng đầu tư theo kiểu phong trào. Nhiều vườn tiêu mới được trồng ở những nơi đất đai không phù hợp, việc đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế... Trong khi hồ tiêu đòi hỏi nhiều về kỹ thuật từ khâu chọn giống đến chăm sóc.
Tại hội thảo về phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững tổ chức ngày 19-11, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra một số giải pháp nhằm định hướng phát triển thương hiệu hồ tiêu như: Nhân nhanh và đưa vào sản xuất các giống hồ tiêu thích nghi rộng, ít bị nhiễm bệnh như tiêu Vĩnh Linh, Ấn Độ, Lada Belangtoeng và tiêu Trung, từng bước trồng, thay thế các vườn tiêu cho năng suất thấp; chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về nhân giống, trồng và chăm sóc vườn tiêu, đặc biệt kỹ thuật bón phân ở từng độ tuổi trên nhiều vùng đất khác nhau, quy trình phòng trừ địch hại, tưới nước kết hợp với bón phân N và K bằng hệ thống tưới nước nhỏ giọt hoặc tưới nước phun mưa dưới tán.
Sở Nông nghiệp cũng khuyến cáo nông dân không nên lạm dụng phân bón, thuốc hóa học để chăm sóc hồ tiêu, mà nên phát triển loại cây trồng này theo hướng sinh học; khuyến khích hệ thống đa canh, đa dạng hóa sản phẩm trong nông hộ nhằm giảm sự lệ thuộc vào một sản phẩm; quan tâm hơn nữa đến chất lượng tiêu về mặt vệ sinh và an toàn thực phẩm xuyên suốt từ nông hộ, xuất khẩu tới tay người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội các nhà XK thủy sản của Ấn Độ (SEAI) đang cân nhắc hỗ trợ người nuôi tôm bằng cách cung cấp mức giá hỗ trợ tối thiểu, nhằm giúp đỡ người nuôi chịu thiệt hại bởi doanh số XK thủy sản sụt giảm.

Sáng 3.11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã dành thời gian ngắn để giải trình trước những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm mà các ĐBQH đặt ra.

Giải trình trước Quốc hội sáng nay (3.11), Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: “Tôi nhất trí với ĐB Đỗ Văn Đương là phải đấu tranh với chất cấm trong chăn nuôi như với ma túy. Với cá nhân tôi, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là một tội ác”.

Bị lừa bịp, mắng chửi, phải mua lén lút, đó là tình cảnh khốn khổ của người dân khi muốn mua thịt lợn VietGAP tại chợ Hòa Bình, quận 5, TP.HCM, đến mức có người phải thốt lên: "Mua thịt lợn VietGAP mà tôi thấy giống như đi mua heroin vậy, căng thẳng, vất vả...”.
Họp bàn về sản xuất, tiêu thụ muối mà chính quyền tỉnh "họp kín", phóng viên các báo thường trú không được tham dự, quả là chưa hề có tiền lệ!