Huyện Tuy An (Phú Yên) Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Nai Quy Mô Hộ Gia Đình

Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An (Phú Yên) vừa phối hợp tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi nai quy mô hộ gia đình.
Mô hình này có 2 hộ tham gia, triển khai từ năm 2013, gồm hộ ông Đoàn Văn Liêm, ở xã An Dân và hộ ông Dương Minh Ẩn ở thị trấn Chí Thạnh. Hai hộ được đầu tư 4 nai giống (2 đực và 2 cái), với tổng kinh phí hơn 155 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh hỗ trợ 60% chi phí con giống (tương đương 86 triệu đồng); được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ một số bệnh trên nai. Phần còn lại do các hộ tham gia mô hình đầu tư.
Sau gần 1 năm triển khai, nai nuôi tại hộ ông Liêm và ông Ẩn phát triển tốt. Riêng 2 con nai đực đã lần lấy nhung được 3 lần, với trọng lượng hơn 1,1 kg. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn cũng như các hộ chăn nuôi, mô hình này sẽ cho thu nhập cao hơn so với các đối tượng vật nuôi khác, bởi mô hình nuôi nai chỉ đem lại hiệu quả kinh tế sau 3 năm đầu tư.
Huyện Tuy An xác định, mô hình nuôi nai hộ gia đình nhằm đa dạng đối tượng vật nuôi trên địa bàn huyện, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hộ chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, người trồng chè ở huyện Bát Xát (Lào Cai) đang bước vào vụ thu hoạch rộ.

Người nuôi cua ở Cà Mau đang đứng ngồi không yên khi giá cua liên tục xuống thấp. Hiện giá cua đã giảm khoảng 30 – 40% so với vài tháng trước.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu (XK) cua ghẹ của Việt Nam đạt hơn 60,7 triệu USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Hiện thị trường XK cũng đã được mở rộng hơn, các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam đã xuất sang được 34 thị trường.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về sự phát triển của ngành thủy sản hiện nay.

ĐBSCL đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa gạo là khâu đột phá.