Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) Phát Triển Mô Hình Trồng Nấm Rơm

Hiện nay, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) nhiều hộ nông dân đã triển khai thực hiện mô hình trồng nấm rơm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Điển hình là hộ anh Phạm Văn Bảo ngụ ấp Chủ Mía, xã Khánh Hải. Năm 2012, anh Bảo áp dụng mô hình trồng nấm rơm quanh nhà. Bước đầu thử nghiệm mô hình mang lại hiệu quả cao, cho thu nhập ổn định. Liên tiếp những năm sau đó anh Bảo mở rộng diện tích, phát triển thêm mô hình này. Anh Bảo cho biết: mỗi vụ trồng nấm rơm, trừ đi các khoản chi phí lợi nhuận thu về hơn 20 triệu đồng.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, mô hình trồng nấm rơm có nhiều ưu điểm như: Vốn đầu tư thấp, thời gian trồng nấm ngắn, có thể tận dụng nhiều diện tích đất để canh tác; mặt khác, thị trường tiêu thụ mạnh, giá bán luôn ở mức cao.
Đây là những lý do khiến mô hình trồng nấm rơm đang được nhân rộng tại nhiều xã trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, góp phần giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn và được xem là một mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Đến hẹn lại lên, gió chướng về đồng nghĩa với mùa “săn” cá bông lau trên sông Hậu lại đến, khởi động từ đầu tháng Chạp năm trước đến cuối tháng Tư âm lịch năm sau.

Chuẩn bị cho việc gieo cấy, xuống giống vụ hè thu năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long, Bộ NNPTNT đã yêu cầu các tỉnh tuân thủ chỉ đạo sản xuất của Bộ và lưu ý công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.

Thời tiết rét đậm vào giữa tháng 2 đúng vào thời vụ tập trung cấy lúa xuân của Hà Nội nhưng do cán bộ chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và bà con nông dân xử lý nên đã hạn chế diện tích lúa chết rét.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng xác nhận hơn ngàn hecta rau tại Đà Lạt và những vùng nông nghiệp trọng điểm như Đơn Dương, Đức Trọng... đang rớt giá thê thảm.

Từ 5 sào trồng hoa đồng tiền ban đầu, nay anh đã mở rộng quy mô trồng lên 15 sào, mỗi lần thu hoạch, anh Khá thu 8.000- 10.000 bông, giá bán từ 1.000 - 1.200 đồng/bông. Mỗi năm doanh thu từ 200-300 triệu đồng.