Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) Phát Triển Mô Hình Trồng Nấm Rơm

Hiện nay, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) nhiều hộ nông dân đã triển khai thực hiện mô hình trồng nấm rơm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Điển hình là hộ anh Phạm Văn Bảo ngụ ấp Chủ Mía, xã Khánh Hải. Năm 2012, anh Bảo áp dụng mô hình trồng nấm rơm quanh nhà. Bước đầu thử nghiệm mô hình mang lại hiệu quả cao, cho thu nhập ổn định. Liên tiếp những năm sau đó anh Bảo mở rộng diện tích, phát triển thêm mô hình này. Anh Bảo cho biết: mỗi vụ trồng nấm rơm, trừ đi các khoản chi phí lợi nhuận thu về hơn 20 triệu đồng.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, mô hình trồng nấm rơm có nhiều ưu điểm như: Vốn đầu tư thấp, thời gian trồng nấm ngắn, có thể tận dụng nhiều diện tích đất để canh tác; mặt khác, thị trường tiêu thụ mạnh, giá bán luôn ở mức cao.
Đây là những lý do khiến mô hình trồng nấm rơm đang được nhân rộng tại nhiều xã trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, góp phần giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn và được xem là một mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Trong bối cảnh sản xuất chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, giá thức ăn tăng, người chăn nuôi bỏ chuồng nhiều thì mô hình nuôi bồ câu Pháp

Gia đình anh Ân Văn Kim ở thôn Đồng Đặng là hộ điển hình về phát triển kinh tế. Người dân nơi đây thường gọi anh một cách trìu mến là “giáo sư Kim”.

Nhiều gia đình ở Sóc Trăng mạnh dạn đầu tư trồng dứa trên đất nhiễm phèn đã cho lợi nhuận gần 100 triệu đồng/năm.

Phương pháp này không chỉ giúp hạn chế thiệt hại cho cây trồng do thời tiết xấu mà còn mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho bà con nông dân.

Khởi nghiệp bằng những đồng vốn ít ỏi đi vay mượn, chàng trai trẻ xứ Thanh đã mạnh dạn đầu từ vào mô hình trồng nấm thảo dược trên vùng đất quê hương