Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) Phát Triển Mô Hình Trồng Nấm Rơm

Hiện nay, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) nhiều hộ nông dân đã triển khai thực hiện mô hình trồng nấm rơm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Điển hình là hộ anh Phạm Văn Bảo ngụ ấp Chủ Mía, xã Khánh Hải. Năm 2012, anh Bảo áp dụng mô hình trồng nấm rơm quanh nhà. Bước đầu thử nghiệm mô hình mang lại hiệu quả cao, cho thu nhập ổn định. Liên tiếp những năm sau đó anh Bảo mở rộng diện tích, phát triển thêm mô hình này. Anh Bảo cho biết: mỗi vụ trồng nấm rơm, trừ đi các khoản chi phí lợi nhuận thu về hơn 20 triệu đồng.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, mô hình trồng nấm rơm có nhiều ưu điểm như: Vốn đầu tư thấp, thời gian trồng nấm ngắn, có thể tận dụng nhiều diện tích đất để canh tác; mặt khác, thị trường tiêu thụ mạnh, giá bán luôn ở mức cao.
Đây là những lý do khiến mô hình trồng nấm rơm đang được nhân rộng tại nhiều xã trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, góp phần giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn và được xem là một mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Sử dụng xung điện và chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi thủy sản, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành trong cả nước đã ban hành nhiều văn bản quy định nghiêm cấm các hành vi nói trên.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 nhà máy chế biến cá tra, hàng chục thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua cá đồng. Thế nhưng, thay vì sử dụng nguồn thủy sản nguyên liệu của người dân Hậu Giang thì các doanh nghiệp, cũng như thương lái thường chọn mua sản phẩm từ các tỉnh khác.

Thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân, nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng cao, kèm theo đó là sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ… là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thủy sản tăng doanh số bán hàng.
Để xây dựng và hoàn thiện chuỗi ngành hàng vịt, các chuyên gia đầu ngành đã đề xuất nhiều sáng kiến hay để phát triển ngành hàng, trong đó ý tưởng xây dựng thương hiệu “Vịt Đồng Tháp” được đánh giá là táo bạo, thu hút được sự quan tâm từ dư luận.

Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong chăn nuôi, huyện Phú Tân (An Giang) đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển đàn bò lai cao sản ở địa phương, góp phần giúp nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.