Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Huyện Nông Cống Nhiều Giải Pháp Phát Triển Thủy Sản Theo Hướng Bền Vững

Huyện Nông Cống Nhiều Giải Pháp Phát Triển Thủy Sản Theo Hướng Bền Vững
Ngày đăng: 01/08/2014

Nông Cống có nhiều hồ đầm và đồng chiêm trũng thuận lợi cho phát triển thủy sản. Tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi thủy sản là 918 ha, trong đó, diện tích nuôi trồng nước lợ là 230 ha, nuôi trồng nước ngọt 688 ha.

Hiện các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống thủy sản ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm thủy sản của huyện. 7 tháng đầu năm 2014, sản lượng thủy sản ước đạt 1.150 tấn.

Trường Giang là một trong những xã có phong trào và diện tích nuôi trồng thủy sản tương đối lớn của huyện với hơn 100 ha. Vụ xuân-hè năm nay, xã đã đưa vào thả nuôi hơn 880 vạn con tôm sú; ngoài ra còn đưa thêm vào nuôi  gần 5 vạn con cua giống và nhiều giống cá các loại.

Bác Lê Thiên Lâm ở thôn 1, chia sẻ: “Nhà tôi có 6 ha nuôi thủy sản quảng canh ở khu nuôi công nghiệp của xã, mỗi năm nuôi một vụ tôm và các loại cá truyền thống trôi, trắm cỏ, trắm đen. Với 100 triệu đồng tiền giống, cuối vụ trừ chi phí còn thu lãi gần 200 triệu đồng”.

Thực tế cho thấy, nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Nông Cống đã phát huy hiệu quả từ tiềm năng sẵn có cùng với những chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều xã phát triển thủy sản với quy mô và hiệu quả cao, như: Trường Giang, Trường Trung, Tượng Lĩnh, Tượng Văn...

 So với trồng lúa, nuôi cá hiệu quả cao hơn từ 1,5 đến 3 lần, cũng nhờ nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao mức sống.

Tuy nhiên, so với tiềm năng thì hiện nay, nuôi trồng thủy sản của huyện Nông Cống vẫn chưa phát triển tương xứng,  phần lớn còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa lớn.

Trình độ thâm canh của người dân còn hạn chế, chưa chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Do khó khăn về vốn nên nhiều hộ chưa mạnh dạn đầu tư thâm canh, chuyên canh, dẫn đến năng suất, sản lượng, chất lượng chưa cao. Cơ sở hạ tầng trong nuôi trồng thủy sản còn thiếu đồng bộ.

Hầu hết các xã, thị trấn đều chưa có kênh mương cấp thoát nước dành riêng cho thủy sản, dẫn đến việc cải tạo, vệ sinh ao gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn huyện chưa hình thành được chợ đầu mối, chưa có sự gắn kết giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Đầu ra của sản phẩm thủy sản vẫn bị bó hẹp, chủ yếu là người buôn bán nhỏ thu mua nên giá cả không ổn định, vẫn có tình trạng bị tư thương ép giá. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người nông dân không mặn mà với đầu tư thâm canh sâu về nuôi trồng thủy sản.

Trước thực trạng trên, huyện Nông Cống tập trung đẩy mạnh chỉ đạo phát triển thủy sản. Trong đó, chú trọng phối hợp với các ngành chức năng triển khai tốt công tác quản lý chất lượng giống, cải tạo, vệ sinh ao, hồ; quản lý mùa vụ nuôi, đối tượng nuôi, phương thức nuôi cho phù hợp với điều kiện của địa phương.

Tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất thông qua các dự án đã và đang triển khai.

Tăng cường công tác chuyển giao công nghệ và hoạt động khuyến ngư qua việc tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản, xây dựng mô hình trình diễn phù hợp với điều kiện từng vùng và có khả năng nhân rộng cao.

Huyện tập trung phát triển thủy sản theo hướng ổn định diện tích, tập trung đầu tư nguồn lực cho đầu tư thâm canh đưa thủy sản đi vào chiều sâu, nhằm nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích, khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ.

Tiếp tục đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác phát triển thủy sản... củng cố quan hệ sản xuất, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, tạo ra thị trường ổn định để thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Hậu Giang Vì Sự Phát Triển Bền Vững Hậu Giang Vì Sự Phát Triển Bền Vững

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Chánh cho rằng: Trong điều kiện còn nhiều khó khăn của cả nước, cùng sự tác động suy thoái kinh tế và khủng hoảng thị trường thế giới, nhưng 4 năm qua, nền kinh tế Hậu Giang vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, tạo tiền đề quan trọng để phát triển chung cho cả giai đoạn 2011-2015.

02/01/2015
Vị Thủy Thắng Lợi Trong Sản Xuất Lúa Vị Thủy Thắng Lợi Trong Sản Xuất Lúa

Với những thuận lợi về hệ thống đê bao khép kín, kết hợp áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thúc đẩy nền nông nghiệp ở huyện Vị Thủy đạt cả 3 mặt. Năm 2014, là năm thứ 14 huyện Vị Thủy có sản lượng lúa đạt trên 200.000 tấn/năm.

02/01/2015
Trực Hùng Tập Trung Hoàn Thiện Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trực Hùng Tập Trung Hoàn Thiện Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp

Là vùng đất thuần nông nhưng diện tích gieo cấy 2 vụ lúa của xã Trực Hùng (Trực Ninh) lại hạn chế (313,37ha). Do vậy xã đã xác định đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất canh tác là định hướng trọng tâm phát triển nông nghiệp.

02/01/2015
Vụ Bản Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại Vụ Bản Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Thực hiện Nghị quyết số 07 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVIII về phát triển kinh tế trang trại, gia trại, huyện Vụ Bản chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, gia trại gắn với quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp và quy hoạch xây dựng NTM.

02/01/2015
Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Xuân Lộc Phát Huy Vai Trò Quản Lý Vì Mục Tiêu Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Xuân Lộc Phát Huy Vai Trò Quản Lý Vì Mục Tiêu Phát Triển

Là xã đồng bằng thuộc huyện Thanh Thủy, Xuân Lộc có lợi thế về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nắm bắt ưu thế trên, trong những năm qua, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) Xuân Lộc đã không ngừng nỗ lực, phát huy vai trò quản lý, điều hành, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của xã viên, tạo điều kiện để kinh tế tập thể địa phương phát triển.

02/01/2015