Huyện Năm Căn (Cà Mau) Chuyển Giao Kỹ Thuật Sản Xuất Tôm Sú Theo Vietgap

Ngày 21/10, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phối hợp với huyện Năm Căn tổ chức chuyển giao kỹ thuật sản xuất tôm sú theo Vietgap cho 15 học viên đại diện cho các công ty, cơ sở và trại sản xuất giống trên địa bàn huyện.
Trong thời gian 6 ngày, các học viên được giảng viên Phân viện Nghiên cứu thủy sản Minh Hải giới thiệu chuyên sâu về kỹ thuật và những kinh nghiệm trong vấn đề sản xuất tôm sú theo Vietgap, truyền đạt những kiến thức sản xuất giống theo đúng quy định của cơ quan chức năng như: Cách lựa chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất; tiêu chuẩn và cách xử lý nước trước khi cho vào bể nuôi; cách thức chọn con giống, thức ăn; quy trình ươm nuôi và chăm sóc ấu trùng; việc quản lý sử dụng thuốc thú y thủy sản và hóa chất bảo vệ môi trường; quy trình xử lý nước thải; thu hoạch giống và xuất trại.
Ngoài ra, các học viên còn được hướng dẫn cách nhận biết một số bệnh của ấu trùng tôm do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây ra và biện pháp xử lý các loại bệnh này.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 23 năm hình thành và phát triển, nhưng nghề nuôi cá cảnh ở Tiền Giang đến nay vẫn dậm chân tại chỗ, mặc dù tỉnh có đầy đủ yếu tố cả về thiên thời và địa lợi. Nguyên nhân do đâu?

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Thạch Cảnh (người khmer) ở ấp Thạnh An Tư, xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã “vượt lên chính mình” để có cuộc sống sung túc...

Mùa này ra chợ, chỗ nào cũng có bán táo. Trước đây, có nhiều giống táo được bán lắm! Nhưng ít năm trở lại đây, người ta chỉ bán chủ yếu giống táo có quả to mà được gọi là đại táo. Gọi là “đại táo” cũng không ngoa.

Hàng chục năm qua, người dân nghèo ở các thôn Lập An, Loan Lý, Hót Mít, Hói Dừa… thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) chỉ biết mò cua bắt cá trên đầm Lập An để sống qua ngày.

Nhiều hộ dân ở xã Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng trong những năm gần đây.