Huyện Lục Ngạn Thu 1.620 Tỷ Đồng Từ Vải Thiều

Chỉ 1-2 ngày nữa, toàn bộ vải thiều của các hộ nông dân huyện Lục Ngạn sẽ được bán hết. Đây là thông tin được Chủ tịch UBND huyện cung cấp nhằm giải tỏa sự lo ngại về tình trạng ế thừa vải năm nay.
Theo Chủ tịch Ủy ban huyện Lục Ngạn, trong mùa thu hoạch này, người dân trồng vải trong huyện thu được khoảng 1.260 tỷ đồng. Nguồn thu này hầu hết vẫn đến từ giao dịch trực tiếp giữa người trồng vải và thương lái với mức giá bình quân từ 12.000-13.000 đồng/kg.
Năm nay, sản lượng vải thiều Lục Ngạn tuy tăng gần gấp đôi so với năm ngoái nhưng vải không bị bán đổ, bán tháo do ngoài thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 1/2 lượng xuất khẩu thì vải Lục Ngạn đã tìm được một số thị trường mới như Úc, Nhật, Hàn Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Kiên Giang là một trong những tỉnh ở ĐBSCL có số lượng nuôi cá lòng bè trên biển lớn nhất, tập trung nhiều nhất là huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Phú Quốc và thị xã Hà Tiên. Mỗi năm đóng góp sản lượng cá nước mặn lên hàng triệu tấn tiêu thụ trong nước và phục vụ nhu cầu XK rất lớn.

Phòng NN-PTNT H.Bình Tân cho biết, vụ này trên địa bàn huyện có khoảng 7.000 ha trồng khoai lang. Trong đó, đợt 1 có khoảng 4.000 ha đã thu hoạch xong với giá bán khoảng 700.000 - 800.000 đồng/tạ. Đợt 2 còn khoảng 3.000 ha đang thu hoạch. Tuy nhiên việc giá liên tục giảm làm cho bà con nông dân rất bất an.

Sau thời gian hồ hởi “được giá”, người nuôi tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL lại đang đứng ngồi không yên vì giá rớt thê thảm, trong lúc năng suất và chất lượng chưa được nâng lên.

Làm thế nào để tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH) nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới là đề tài xuyên suốt tại Hội thảo “CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL - 30 năm nhìn lại”.

Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thức ăn chăn nuôi (TACN)… là những lĩnh vực mà lực lượng thanh tra “sờ” đâu cũng thấy vi phạm. Tuy vậy, việc xử lý các cơ sở này vẫn chưa thực sự hiệu quả.