Huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm He Chân Trắng

Năm 2014, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) thả nuôi 13,5 ha tôm he chân trắng (tăng 7,5 ha so với năm 2013), chủ yếu ở xã Hoằng Phụ và Hoằng Yến. 100% diện tích tôm he chân trắng được các chủ ao đầm thả 2 vụ/năm.
Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa cho biết: từ đầu tháng 6 đến nay, các chủ ao đầm đã tiến hành thu hoạch tôm thương phẩm vụ 1 và vụ 2. Năng suất bình quân đạt 13 tấn/1ha/vụ, giảm gần 4 tấn/1ha/vụ so với năm 2013.
Nguyên nhân chính là do chất lượng con giống thả nuôi không đồng đều, giống sau khi thả hao hụt nhiều. Đến hết tháng 9 - 2014, toàn huyện đã thu hoạch được 250 tấn tôm he chân trắng. Dự kiến trong năm 2014 tổng sản lượng tôm he chân trắng toàn huyện đạt 350 tấn. Hiện tại, giá bán tôm he chân trắng thương phẩm ổn định, nhiều chủ đồng nuôi tôm he chân trắng đã thu lợi nhuận cao.
Để tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn mở rộng diện tích nuôi tôm he chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng trực thuộc và các xã ven biển chỉ đạo các chủ ao đầm đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ; tăng cường kiểm dịch, quản lý nghiêm ngặt chất lượng con giống; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, hoàn chỉnh công nghệ, quy trình kỹ thuật nuôi để phổ biến rộng rãi cho người dân kiến thức kiểm tra, đánh giá chất lượng tôm giống, chăm sóc, quản lý tôm nuôi, sử dụng hóa chất, thức ăn, thuốc kháng sinh đúng liều lượng, nâng kích cỡ tôm nuôi, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ xuất khẩu và bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), vùng chuyên canh các giống hồng ăn trái của Đà Lạt và vùng phụ cận có thể ghép cải tạo với 2 giống hồng mới của Nhật Bản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, có tên là Fuyu và Jiro.

Xuất nhập khẩu nước này đã bất ngờ giảm trong tháng 3, khi Thủ tướng Lý Khắc Cường cố gắng bình ổn nền kinh tế trước nguy cơ tăng trưởng chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính.

Địa điểm và công trình nuôi phải được xây dựng ở khu vực được quy hoạch không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. Công trình nuôi cần xây dựng đúng kỹ thuật, có cống cấp thoát nước riêng biệt và có ao lắng ao xử lý, có bờ vững chắc, không bị rò rỉ.

Cánh đồng trồng cây bông vải của huyện Tuy An trước đây rộng gần 200ha, nay đã thu hẹp đáng kể. Nguyên nhân là do giá bông quá thấp, nông dân không còn mặn mà với loại cây trồng này.

Nhung của hươu sao được coi là dược liệu quý và được người tiêu dùng ưa chuộng. Nắm bắt được tâm lý đó, gia đình ông Vũ Trí Long, xóm 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã mạnh dạn đầu tư nuôi loại động vật này.