Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) Hoàn Thành Kế Hoạch Thả Nuôi Tôm Giống

Để hoàn thành việc thả nuôi 400 ha vụ tôm xuân – hè 2014, các chủ đầm nuôi trên địa bàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) cần khoảng 28 triệu con tôm giống.
Để có đủ nguồn giống bảo đảm chất lượng phục vụ nhu cầu của các hộ nuôi tôm, ngay từ đầu tháng 4, cùng với việc khẩn trương cải tạo ao đầm nuôi, các hộ nuôi tôm đã thông qua chính quyền địa phương, cán bộ khuyến nông của huyện đấu mối với các cơ sở sản xuất, ương nuôi tôm giống trong và ngoài tỉnh để lấy nguồn giống vào nuôi thả.
Nhờ vậy, đến cuối tháng 4, toàn huyện đã hoàn thành việc thả 28 triệu con tôm giống trên diện tích hơn 400 ha nuôi tôm trên địa bàn.
Hiện tại, ngoài việc chỉ đạo các hộ nuôi tôm tập trung chăm sóc tôm giống vừa thả, cán bộ khuyến nông của huyện Hậu Lộc đang khuyến cáo, hướng dẫn các chủ đầm nuôi cách phòng tránh bệnh trên tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng.
Có thể bạn quan tâm

Đó là kết quả nuôi thử nghiệm tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn An Giang trong thời gian gần đây. Tôm càng xanh toàn đực được nghiên cứu bởi Trường đại học Ben Gurion University of the Neveg (Israel). Thời gian nuôi tôm 6 tháng, chi phí sản xuất 1 kg tôm từ 100.000 – 120.000 đồng, trong khi giá bán hiện nay là 225.000 đồng/kg.

Trong những năm gần đây, nghề khai thác hải sản của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu đã có sự phát triển về tổ chức sản xuất. Đặc biệt, mô hình đánh bắt theo tổ đội, tàu đoàn đã góp phần làm giảm bớt chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm sau đánh bắt.

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh gần đây, nhất từ khi Mỹ công nhận Việt Nam không bán chống phá giá tôm vào thị trường này. Làm cho người dân đầu tư đẩy mạnh phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến.

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, trong năm 2013, diện tích mặt nước nuôi tôm và các loài thủy sản nước lợ toàn huyện đạt 970 ha, bằng 99,47% kế hoạch năm, tăng 0,32% so với cùng kỳ. Các diện tích nuôi tôm tập trung tại các xã khu Đông của huyện, gồm Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận. Trong đó, diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh gần 100 ha; nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép các đối tượng thủy sản khác (tôm, cá, cua, hàu)… theo phương thức thân thiện với môi trường 870 ha.

Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.