Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) Hoàn Thành Kế Hoạch Thả Nuôi Tôm Giống

Để hoàn thành việc thả nuôi 400 ha vụ tôm xuân – hè 2014, các chủ đầm nuôi trên địa bàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) cần khoảng 28 triệu con tôm giống.
Để có đủ nguồn giống bảo đảm chất lượng phục vụ nhu cầu của các hộ nuôi tôm, ngay từ đầu tháng 4, cùng với việc khẩn trương cải tạo ao đầm nuôi, các hộ nuôi tôm đã thông qua chính quyền địa phương, cán bộ khuyến nông của huyện đấu mối với các cơ sở sản xuất, ương nuôi tôm giống trong và ngoài tỉnh để lấy nguồn giống vào nuôi thả.
Nhờ vậy, đến cuối tháng 4, toàn huyện đã hoàn thành việc thả 28 triệu con tôm giống trên diện tích hơn 400 ha nuôi tôm trên địa bàn.
Hiện tại, ngoài việc chỉ đạo các hộ nuôi tôm tập trung chăm sóc tôm giống vừa thả, cán bộ khuyến nông của huyện Hậu Lộc đang khuyến cáo, hướng dẫn các chủ đầm nuôi cách phòng tránh bệnh trên tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 20/10, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Hội nghị sơ kết “Xây dựng và phát triển mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học”.

Tôm thẻ đang có giá cao ngất ngưởng. Ở Sóc Trăng kết thúc vụ nuôi, nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm thẻ) thành công vẫn tiếp tục thả nuôi tiếp. Hơn nữa dự báo thị trường hút hàng tới Tết.

Sau nhiều năm thiệt hại thì năm 2013 người nuôi tôm ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã trúng mùa, trúng giá, trong đó việc nâng cấp hệ thống thủy lợi để cải thiện môi trường vùng nuôi là yếu tố quan trọng cho thành công này.

Vì chạy theo “lợi nhuận khủng” của con tôm mà nhiều nơi bất chấp san phẳng mặt bằng, sử dụng sai mục đích đất, tận thu vô tội vạ nguồn nước ngầm, hủy diệt môi trường và người nuôi đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn của thị trường.

Chị Trịnh Thị Tùng, người chứng kiến vụ cá chết ở bè anh Dương Văn Thanh cung cấp thông tin cho cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) về vụ việc cá bớp nuôi trên sông Chà Và chết hàng loạt chiều 25-12.