Huyện Ea Kar (Đắk Lắk) Ngô Được Mùa, Mất Giá

Vụ ngô hè thu năm nay, bà con nông dân ở huyện Ea Kar (Đắk Lắk) được mùa nhưng không vui, bởi, chi phí đầu tư sản xuất tăng cao mà giá ngô giảm khiến lợi nhuận thu về thấp.
Những ngày này, bà con nông dân các vùng quê đang khẩn trương thu hoạch ngô. Dọc đường vào xã Xuân Phú (Ea Kar) đâu đâu cũng thấy ngô, ngô được chở từ rẫy về nhà, được phơi đầy trên sân... Ông Y Bai Mlô, thôn Thanh Phong cho biết, năm nay năng suất ngô cao hơn năm trước khoảng 1 tấn/ha, đạt 8-9 tấn/ha, nhưng giá bán lại thấp.
Thời điểm này, giá ngô tươi thu mua tại nhà dân sau khi tẽ hạt dao động từ 3.000-3.200 đồng/kg; ngô khô 5.000 - 5.500 đồng/kg, giảm 1.000-1.500 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi phí đầu tư: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuê máy cày xới, máy tẽ hạt… tăng liên tục, khiến khoản lợi nhuận cho trồng ngô bị hao hụt. Còn với những người phải ứng vật tư trước mỗi vụ ngô lại càng lao đao hơn.
Chị Phan Thị Thu cho biết, đầu vụ hy vọng ngô được mùa nên gia đình mạnh dạn thuê đất, ứng vật tư để sản xuất, nay ngô được mùa thật nhưng mất giá, nếu sơ chế, găm hàng chờ được giá thì phải chịu lãi vật tư, mà bán với giá này thì không đủ bù vào vốn bỏ ra. Theo tính toán của bà con nông dân, mỗi héc-ta ngô chi phí đầu tư ban đầu khoảng 17 triệu đồng.
Lấy công làm lãi, những năm trước bà con lời 40%, nhưng vụ hè thu này, chỉ còn lời khoảng 20-25%, riêng những hộ thuê đất hay ứng trước vật tư thì tiền lời chẳng còn được bao nhiêu.
Ông Lê Văn Tường, Cán bộ khuyến nông xã Xuân Phú cho hay, đến thời điểm này, địa phương đã thu hoạch được 75% diện tích ngô trên tổng số hơn 800 ha ngô toàn xã trồng đựơc, chủ yếu là ngô lai, năng suất bình quân 6-6,5 tấn/ha. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên cây ngô sinh trưởng tốt, có những hộ gia đình năng suất đạt 8 tấn/ha.
Ea Kar là huyện trọng điểm trồng ngô với 4.000 ha (vụ hè thu), sản lượng ước đạt 26.000 tấn, tập trung ở thị trấn Ea Kar, xã Cư Huê, Xuân Phú… Các giống ngô được trồng chủ yếu là NK67, NK 72, CP 501, DK 8868, DK 6919, B 21, NK 4300, NK 6654…, cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được người dân chú trọng nên năng suất, chất lượng ngô ngày càng tăng.
Mặc dù trên địa bàn huyện có nhà máy chế biến thức ăn gia súc của Công ty C.P chăn nuôi Việt Nam, nhưng người nông dân vẫn phải bán ngô qua mối lái trung gian, nên việc bị ép giá, ép cấp là khó tránh khỏi. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trần Minh Diệu, Phó Giám đốc Công ty cho biết, ban đầu, một số người dân mang ngô lên tận nhà máy bán, nhưng công ty chỉ thu mua số lượng lớn, việc kiểm tra thủy phần, phẩm cấp đòi hỏi nhiều thời gian nên họ bỏ dần. Hiện, công ty chỉ thu mua nguyên liệu thông qua các đại lý theo đơn đặt hàng của công ty mẹ.
Có thể bạn quan tâm

15 năm qua (1999-2014), với lợi thế về điều kiện tự nhiên nên nghề chăn nuôi gia súc, trồng trọt tại hộ gia đình ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng phát triển ổn định. Để hỗ trợ nông dân phát triển ngành nghề này, Hội Nông dân xã thường xuyên mở lớp tập huấn hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt.

Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.

Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng

Xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà) có diện tích nuôi thả cánh kiến lớn nhất trong toàn huyện Mường Chà với diện tích nuôi thả 350ha. Giai đoạn 2005 – 2012, giá cánh kiến ổn định và có lúc tăng cao, mỗi ki lô gam cánh kiến giá từ 70.000 – 250.000 đồng, tùy từng thời điểm.