Huyện Đầu Nguồn An Phú Với Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Heo Nước Ngọt

Hiện nay ở An Giang, phong trào nuôi cá heo nước ngọt trong bè, nhiều nhất là ở đầu nguồn huyện An Phú nơi tiếp giáp với biên giới Campuchia. Năm 2010 tại đây chỉ có khoảng 10 hộ nuôi cá heo trong bè, nay đã có hơn 50 hộ và nhiều hộ nơi đây đã trở nên khá, giàu với việc nuôi loại cá này.
Anh Ngô Văn Quý ở xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú là một trong những người đầu tiên nuôi thành công loài cá heo nước ngọt. Anh cho biết, năm nay anh đầu tư nuôi 10 bè cá heo nước ngọt với trên 200kg cá gống (nguồn cá giống mua từ bà con ngư dân cào bắt tại địa phương có giá từ 50 đến 60 ngàn đồng/kg), sau 8 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 30 đến 35 con/kg và giá bán dao động từ 300 đến 350 ngàn đồng/ kg, anh thu lời từ 500 đến 600 triệu đồng mỗi năm.
Cá heo dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt không đáng kể, nhưng muốn đạt năng suất cao, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật. Trước hết là lồng bè phải đặt nơi có dòng chảy mạnh, nước sạch và thường xuyên làm vệ sinh, lồng bè nuôi cá heo phải được bao bằng 2 lớp lưới để đảm bảo chống thất thức ăn chính của cá heo là cám trộn với cá sống (cá biển hoặc cá sông) xay nhuyễn.
Hiện trong nhiều nhà hàng, quán ăn cá heo trở thành món ăn đặc sản, tuy giá thành cao nhưng vẫn được nhiều người chọn lựa. Vì vậy, theo bà con đầu ra của loại cá này không sợ cảnh mất giá hay “đụng hàng, dội chợ”.
Có thể bạn quan tâm

Tại nhiều tỉnh khu vực ĐBSCL, hiện bà con nông dân đang tất bật xuống giống vụ lúa thu đông sớm (nông dân quen gọi lúa vụ 3). Theo dự báo của các nhà chuyên môn, vụ lúa này nông dân sẽ gánh chịu không ít khó khăn do áp lực dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng cao.

Năm 2012, từ nguồn kinh phí của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bạc Liêu đã triển khai mô hình nuôi rắn hổ hèo tại 3 xã Châu Thới, Vĩnh Hưng, thị trấn Châu Hưng thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Chính sách siết chặt tín dụng tại các nước châu Âu đang thực hiện đã ít nhiều tác động đến XK cá tra Việt Nam vào thị trường này.

Với 60.857 tỷ đồng, 30.000 tỷ đồng dành cho phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, 24.257 tỷ đồng phát triển lĩnh vực chế biến thủy sản và 6.600 tỷ đồng phát triển lĩnh vực khai thác thủy sản.

Một nông dân ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) vừa sang cho thương lái 1,8 ha dưa hấu với giá 110 triệu đồng. Trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông còn lãi 80 triệu đồng. Điều đáng nói là cách đây chỉ khoảng 2 tháng trên diện tích ruộng dưa hấu này là một đám bắp nhân giống. Ông đã bán đám bắp ấy được 135 triệu đồng, trừ hết các chi phí, ông còn lãi 70 triệu đồng. Như vậy là chỉ trong vòng khoảng 5 tháng, gia đình nông dân này thu lãi được 150 triệu đồng từ 1,8 ha ruộng.