Huyện Đầm Dơi (Cà Mau) Phải Nhập 70% Lượng Tôm Giống

Mỗi năm người nuôi tôm trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) cần hơn 4 tỷ con giống, nhưng nguồn cung tại chỗ mới đáp ứng được khoảng 30%, số còn lại phải nhập từ nơi khác về.
Huyện Đầm Dơi hiện có hơn 62.000 ha đất nuôi trồng thủy sản, hơn 90% hộ dân trong huyện sống bằng nghề nuôi tôm. Nhu cầu tôm giống để phục vụ sản xuất của người dân ở đây hơn 4 tỷ con/năm, nhưng toàn huyện mới có 130 cơ sở sản xuất, ươm vèo tôm giống.
Các cơ sở này mỗi năm chỉ đáp ứng được khoảng 1,3 tỷ con giống, tức là khoảng 30% nhu cầu nuôi của người dân. 70% còn lại là con giống ngoài huyện, ngoài tỉnh.
Do lượng con giống phải nhập từ nơi khác về lớn, nên khâu quản lý về chất lượng gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ tôm giống chưa qua kiểm soát cao. Thực tế, không ít hộ mua con giống kém chất lượng nên quá trình nuôi không hiệu quả, nhất là đối với loại hình nuôi tôm công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Giống Kim cương 111 có cây cứng, chống tổ tốt, kháng được bệnh bạc lá và nhiễm rầy nhẹ...

Nhiều nông dân viết thư hỏi: "Tại sao cam, quýt, bưởi của tôi bị vàng lá, cho biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục?".

Hiện mô hình nuôi tôm ao nhỏ khoảng 2.000 m2 có xi phông đáy đang được nhiều trang trại khác ứng dụng. Tân Nam cũng là điểm sáng trong việc bảo vệ môi trường và cộng đồng.

Nước lũ nhỏ thì dịch bệnh và tàn dư của vụ trước khó bị tiêu diệt mà để lại sang vụ sau rất dễ bộc phát thành dịch hại. Cần chủ động phòng trừ đồng loạt nhằm giảm chi phí.

Môi trường là tiêu chí quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.