Huyện Cái Nước Có Hơn 850 Ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Cái Nước có hơn 850 ha tôm nuôi bị thiệt hại; trong đó tôm nuôi quảng canh truyền thống 420 ha, quảng canh cải tiến 335 ha và tôm công nghiệp trên 120 ha.
Mức độ thiệt hại trung bình từ 20 đến 30%, cá biệt có nơi bị thiệt hại gần như hoàn toàn. Theo nhận định của ngành chuyên môn, tình hình thời tiết trong những ngày tới sẽ còn diễn biến phức tạp, mưa nắng bất thường, các yếu tố môi trường trong ao đầm nuôi tôm nuôi thường xuyên biến động, làm giảm sức đề kháng, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển.
Ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng của tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài việc thay thế cho gần 30 công lao động, một chiếc máy cấy có công suất như trên còn góp phần giảm chi phí sản xuất khoảng 70.000 đồng/sào. Đó là tiến bộ kỹ thuật mới được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đưa vào thử nghiệm tại một số địa phương trong vụ Xuân 2012.

Hiện nhiều địa phương trên cả nước đang bắt tay vào thực hiện quy hoạch - khâu quan trọng nhất để thực hiện các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới.

Năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Kỳ Sơn phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình “Trồng gừng dưới tán rừng”, tại xã Na Ngoi mô hình được triển khai vào vụ xuân 2012, với quy mô 1 ha.

Sau nhiều năm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ sở hạ tầng thủy lợi của các tỉnh ven biển ĐBSCL; đặc biệt ở khu vực bán đảo Cà Mau vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

Mặc dù là một trong những địa phương có diện tích trồng thanh long nhiều nhất cả nước, song hiện tại, người trồng thanh long ở Bình Thuận lại đang rơi vào tình cảnh khó khăn, do thanh long vừa mất mùa, vừa rớt giá.