Huyện Cái Nước (Cà Mau) Mở Rộng Diện Tích Tôm Nuôi Công Nghiệp

Năm 2014, nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) cải tạo và thả nuôi được gần 1.500 ha tôm nuôi công nghiệp, vượt trên 30% so với kế hoạch. Theo đó, năm 2015, huyện Cái Nước sẽ mở rộng diện tích tôm nuôi công nghiệp lên 1.900 ha.
Tính đến thời điển này, bà con nông dân huyện Cái Nước đã cải tạo và thả nuôi được hơn 750 ha, đạt gần 40% kế hoạch năm. Diện tích thả nuôi tập trung nhiều nhất ở các xã: Lương Thế Trân, Hưng Mỹ, Hòa Mỹ, Tân Hưng, Tân Hưng Đông và Đông Hưng.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, những ngày đầu năm mới phong trào nuôi tôm công nghiệp không diễn ra ồ ạt như năm 2014, nguyên nhân là do giá tôm nguyên liệu trên thị trường thấp, nên nông dân ngại mở rộng diện tích mà chỉ duy trì ao đầm sẵn có để thả nuôi.
Điểm khác biệt tôm nuôi công nghiệp ở huyện Cái Nước năm nay, là đối tượng tôm sú cũng được bà con nông dân quan tâm, nên diện tích tôm sú công nghiệp cũng được tăng lên chiếm tỷ lệ khoảng 40% so với tôm thẻ chân trắng.
Có thể bạn quan tâm

Thủy lợi đã làm nên một kỳ tích trong 70 năm qua, đó là: làm thay đổi bộ mặt của đất nước và đem lại những lợi ích to lớn cho nhân dân.

Sau khi chương trình khí sinh học trong chăn nuôi được triển khai tại huyện Hoài Nhơn (Bình Định), những hộ chăn nuôi đã thấy được hiệu quả thiết thực từ hầm biogas.

Không còn là “danh bất hư truyền” nữa, TBR225 không chỉ là “sao kim” của vụ xuân mà còn là “sao mộc” của vụ mùa...

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt cho rằng Hà Nội hiện nay có thách thức lớn khi có vùng nông nghiệp rộng lớn, tạo khoảng cách chênh lệch về nguồn thu giữa nội thành và ngoại thành.

Theo Chi cục Thú y Sóc Trăng, trên địa bàn tỉnh đang xuất hiện dịch heo tai xanh tại 8 hộ chăn nuôi gia đình, với tổng đàn heo 591 con, trong đó có 74 con chết và đã tiêu hủy 327 con.