Huyện Cái Nước (Cà Mau) Mở Rộng Diện Tích Tôm Nuôi Công Nghiệp

Năm 2014, nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) cải tạo và thả nuôi được gần 1.500 ha tôm nuôi công nghiệp, vượt trên 30% so với kế hoạch. Theo đó, năm 2015, huyện Cái Nước sẽ mở rộng diện tích tôm nuôi công nghiệp lên 1.900 ha.
Tính đến thời điển này, bà con nông dân huyện Cái Nước đã cải tạo và thả nuôi được hơn 750 ha, đạt gần 40% kế hoạch năm. Diện tích thả nuôi tập trung nhiều nhất ở các xã: Lương Thế Trân, Hưng Mỹ, Hòa Mỹ, Tân Hưng, Tân Hưng Đông và Đông Hưng.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, những ngày đầu năm mới phong trào nuôi tôm công nghiệp không diễn ra ồ ạt như năm 2014, nguyên nhân là do giá tôm nguyên liệu trên thị trường thấp, nên nông dân ngại mở rộng diện tích mà chỉ duy trì ao đầm sẵn có để thả nuôi.
Điểm khác biệt tôm nuôi công nghiệp ở huyện Cái Nước năm nay, là đối tượng tôm sú cũng được bà con nông dân quan tâm, nên diện tích tôm sú công nghiệp cũng được tăng lên chiếm tỷ lệ khoảng 40% so với tôm thẻ chân trắng.
Có thể bạn quan tâm

Cả nước hiện có 234 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó chỉ còn 194 cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động, 40 doanh nghiệp còn lại (chủ yếu vốn trong nước) đã phá sản hoặc chuyển hướng kinh doanh.

UBND huyện Tri Tôn (An Giang) và các ngành chuyên môn của huyện vừa đến thị sát quá trình thu hoạch bắp non và kiểm tra việc chuyển đổi mô hình trồng mè tại các xã Cô Tô, Ô Lâm và An Tức (huyện Tri Tôn).

Từ 40 cặp chim giống ban đầu, sau 2 năm chăm sóc đến nay đàn chim bồ câu của ông Huỳnh Thắng ở thôn Tây Yên, xã Tam Đàn (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đã lên tới hơn 400 con. Ông được xem là người nuôi chim bồ câu Pháp thành công ở vùng quê nhiều khó khăn này.

Những này gần đây giá ớt đứng ở mức cao từ 48.000 - 50.000 đồng/kg, đem lại thu nhập khá cho người trồng ớt ở các xã Bình Ninh, An Thạnh Thủy, Tân Thuận Bình, Đăng Hưng Phước... của huyện Chợ Gạo.

Đối với củ hành tím lẫn artemia, thế mạnh lớn nhất chính là nguồn giống được sản xuất tại địa phương và điều kiện về đất đai, nguồn nước phù hợp cho sự phát triển. Vì thế, sau cây lúa ST5, hành tím và artemia Vĩnh Châu được “Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng” chọn xây dựng nâng cấp chuỗi giá trị từ nay đến năm 2016.