Hướng Tới Vùng Chuyên Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Huyện Đơn Dương (Lâm Đồng)

Đơn Dương là huyện phía Nam của cao nguyên Lâm Viên, chỉ cách TP. Đà Lạt chừng 30km. Với những lợi thế về đất đai, khí hậu, huyện Đơn Dương hoàn toàn có thể tin tưởng về một vùng chuyên chăn nuôi bò sữa đầu tiên trên đất Tây Nguyên.
Hiện nay, theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện, đàn bò sữa đã lên tới 4.437 con. Trong đó, 1.880 con của doanh nghiệp, còn lại do nông dân làm chủ. Những năm gần đây, thu nhập từ chăn nuôi bò sữa đã giúp đời sống của bà con nơi đây ổn định, vươn lên làm giàu bền vững.
Những xã như Đạ Ròn, Tu Tra, Quảng Lập là nơi tập trung lượng bò sữa trong dân cao nhất, có trên 30 hộ nuôi với quy mô trên 10 con/hộ và trên 10 hộ nuôi với quy mô trên 15 con/hộ. Đến thời kỳ khai thác sữa, trung bình 1 con bò cho khoảng 6 tấn/chu kỳ (khoảng 18- 20kg/con/ngày). Cá biệt có những con cho năng suất rất cao, trên 45kg/ngày. Giá thu mua sữa tại đây được các Công ty Vinamilk và Dalatmilk giữ ổn định từ 10.900 - 11.300 đồng/kg…
Anh Lê Quang Trung - chuyên viên phụ trách chăn nuôi Phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương đã làm một phép tính đơn giản: Nếu trung bình mỗi hộ có 3 con bò đang trong thời kỳ khai thác sữa, mỗi tháng sẽ thu lãi xấp xỉ 10 triệu đồng, ổn định hơn rất nhiều so với canh tác các loại rau hoa hay chăn nuôi các loại vật nuôi khác…
Điều kiện thuận lợi khác của Đơn Dương là ngoài việc thổ nhưỡng rất phù hợp với giống cỏ voi VA06, thức ăn chuyên dùng cho bò sữa, thì những phụ phẩm như dây lang, rau củ các loại ở đây cũng rất phong phú. Anh Phạm Quang Tiến (thôn 1, xã Đạ Ròn) đã có kinh nghiệm nuôi bò sữa nhiều năm nay cho biết: “Nuôi bò sữa ở đây rất phù hợp, chất lượng sữa tốt, có độ béo trong sữa nguyên liệu cao hơn các vùng khác vì nguồn thức ăn phong phú, thay đổi thường xuyên”.
Nắm bắt rõ những lợi thế của địa phương, Phòng Nông nghiệp huyện đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng mở nhiều lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho bà con chăn nuôi bò sữa, kỹ thuật chế biến thức ăn, trồng cỏ, phòng và trị bệnh thường gặp trên đàn bò sữa… Để đảm bảo chất lượng sữa, mỗi hộ nuôi bò đều có máy vắt sữa, máy xay cỏ… Được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời về mặt kỹ thuật nên bà con ở đây rất yên tâm. Một dấu hiệu đáng mừng khi trong số 30% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, đã có rất nhiều hộ tham gia chăn nuôi bò sữa, cho thu nhập cao và ổn định.
Vào bất kỳ thời điểm nào, ghé về Đơn Dương đều bắt gặp những đồng cỏ voi xanh bạt ngàn, những đàn bò béo tốt nên hy vọng về một vùng chuyên chăn nuôi bò sữa quy mô đầu tiên tại Tây Nguyên hoàn toàn có thể thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.

Với ưu điểm quả ngon, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nên những năm gần đây, nhãn chín muộn đã trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn phường Phố Cò, T.X Sông Công (Thái Nguyên).

“Bò nuôi rẽ” là tên gọi do các gia đình tham gia mô hình đặt. Với mô hình này, người có bò sẽ cho người nghèo, người không có vốn sản xuất nhận nuôi. Sau khi bò mẹ đẻ bò con, người nhận nuôi được các chủ bò chia một nửa tổng giá trị.

Mấy năm trở lại đây, nông dân huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển đổi diện tích vườn cây kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, bưởi Năm Roi,... Riêng ấp Phương Bình, xã Phương Phú, nông dân đã chuyển gần 200ha sang trồng quít đường, thu lợi hàng trăm triệu đồng.

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.