Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Tới Thương Hiệu Chè Sạch Thủ Đô

Hướng Tới Thương Hiệu Chè Sạch Thủ Đô
Ngày đăng: 14/01/2015

Sau 3 năm (2012 - 2014) thực hiện đề án sản xuất và tiêu thụ chè an toàn, đến nay, toàn TP có trên 3.000ha chè, năng suất đạt 74,5 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 22.682 tấn.

Không những thế, cây chè còn trở thành cây trồng chủ lực, cho hiệu quả kinh tế cao, làm thay đổi diện mạo các xã vùng trung du, miền núi.
Thâm canh chè an toàn
Ông Nguyễn Trung Thành, ở thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn chia sẻ, tham gia sản xuất chè an toàn, gia đình ông đã biết cách chăm sóc, thu hái và chế biến chè đúng kỹ thuật. Chè hái về được phơi trên giá lưới, không phơi trên nền sân như trước.
Đặc biệt, hầu hết các hộ gia đình ở địa phương đều tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật và sử dụng thuốc trừ sâu đúng cách. "Nhờ áp dụng đúng quy trình sản xuất nên năng suất chè đã tăng từ 30 - 40%, chất lượng chè thơm ngon hơn. Bình thường sản phẩm chè khô của Bắc Sơn chỉ có giá 100.000 - 150.000 đồng/kg nhưng nay đã bán được với giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg" - ông Thành cho biết.
Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, mặc dù TP có diện tích chè tương đối lớn, song chủ yếu giống chè được trồng trước đây là giống chè trung du lá nhỏ, diện tích manh mún, tự phát nên năng suất, chất lượng hạn chế. Do đó, đề án sản xuất và tiêu thụ chè an toàn do Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội triển khai đã thể hiện ưu điểm nâng cao hiệu quả của cây chè, đặc biệt là mô hình thâm canh chè an toàn.
Với mô hình này, mỗi tháng, người nông dân chỉ cần tập trung thu hái một lứa nên tiết kiệm được thời gian và công sức lao động. Bên cạnh đó, sản phẩm chè còn được các DN thu mua với giá cao hơn giống chè cũ nên người dân yên tâm sản xuất. Theo số liệu thống kê, năm 2014, hiệu quả kinh tế của các mô hình đạt gần 17 tỷ đồng và cơ bản đạt được 4 mục tiêu của đề án: Diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Tiếp tục mở rộng diện tích
Từ những thành công bước đầu, năm 2014, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tiếp tục xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn tại các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai, Sóc Sơn với tổng diện tích 220ha.
Trong đó, trồng mới và thay thế 80ha, áp dụng cơ giới hóa 60ha, thâm canh chè VietGap 30ha, thâm canh chè trồng mới năm thứ hai 50ha. Tham gia vào các mô hình này, người dân được Trung tâm hỗ trợ 50% chi phí mua giống, 70% chi phí phòng trừ dịch bệnh, 50% giá trị máy móc.
Bên cạnh đó, Trung tâm phối hợp với các xã, HTX tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, nông dân về công tác quản lý, quy trình kỹ thuật thâm canh chè theo VietGAP, kỹ thuật trồng mới, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ chè sạch an toàn; tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh bạn Hà Giang, Tuyên Quang...
Trong 3 năm qua, TP đã tập trung hỗ trợ người trồng chè với nhiều hình thức, từ sản xuất nguyên liệu chè búp tươi an toàn, chất lượng đến chế biến chè theo quy mô nông hộ đảm bảo ATVSTP. Đồng thời, phát triển tổ hợp tác, HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè gắn với các hoạt động văn hóa dân tộc, du lịch. Cùng với đó là ban hành những chính sách thu hút các DN trong và ngoài nước đầu tư vào chế biến, tiêu thụ chè. Khuyến khích liên doanh, kiên kết giữa các hộ sản xuất với DN nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm chè.
Bà Hoàng Thị Hòa – Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội khẳng định, đề án sản xuất và tiêu thụ chè an toàn đã nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất chè an toàn, chè VietGAP, từng bước thay đổi cơ cấu giống mới, đặc biệt, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chè Thủ đô. Tới đây, Trung tâm sẽ tiếp tục mở rộng diện tích, tiến tới xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu chè sạch, an toàn của Hà Nội.


Có thể bạn quan tâm

Chính Sách Phát Triển Thủy Sản Theo Nghị Định 67 Động Lực Mới Cho Kinh Tế Biển Chính Sách Phát Triển Thủy Sản Theo Nghị Định 67 Động Lực Mới Cho Kinh Tế Biển

Nghị định 67/2014/NĐ – CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ban hành là tin vui đối với ngư dân (có hiệu lực vào ngày 25.8 tới). Những ngày này, các ngân hàng đã tập trung vốn, cải cách thủ tục vay để sẵn sàng giải ngân cho các ngư dân, các đơn vị, tổ chức phát triển thủy sản.

07/08/2014
Triển Khai Gói Tín Dụng Hỗ Trợ Ngư Dân Triển Khai Gói Tín Dụng Hỗ Trợ Ngư Dân

Vụ Tín dụng kinh tế ngành (thuộc Ngân hàng Nhà nước) đã công bố dự thảo hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực thủy sản theo chỉ đạo cấp bách của Chính phủ. Gói tín dụng hỗ trợ ngư dân sẽ chính thức được triển khai vào ngày 25.8.

07/08/2014
Xoài Cuối Vụ Tốt Giá Xoài Cuối Vụ Tốt Giá

Xoài cát Hòa Lộc được thương lái vào tận vườn thu mua giá loại I (từ 350 -400 gram/trái) 90.000-110.000 đ/kg, loại II ( dưới 300 gram/trái) giá 50.000 – 60.000 đ/kg, cao gấp 3-4 lần so với cách đây 2 tháng. Theo ông Bê, với giá bán này trừ các khoản chi phí lãi gần 350 triệu đ với hơn 200 gốc xoài.

07/08/2014
Nông Dân Tân Châu Thiệt Hại Gần 21 Tỷ Đồng Do Mì Bị Ngập Nước Nông Dân Tân Châu Thiệt Hại Gần 21 Tỷ Đồng Do Mì Bị Ngập Nước

Những xã có diện tích mì bị ngập úng nhiều gồm có xã Tân Đông 107 ha, Tân Phú 710 ha, Tân Hà 100 ha, Tân Hưng 250 ha, Tân Hội 300 ha và Tân Thành 500 ha.

08/08/2014
Mít Thái Lan Trên Đất Nghệ Mít Thái Lan Trên Đất Nghệ

Anh Trần Bá Thuận ở xóm Vệ Nông, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) tâm sự: "Trước đây trên diện tích gần 2 ha, vợ chồng tôi chủ yếu trồng sắn, bạch đàn nhưng không hiệu quả. Hưởng ứng phong trào phá bỏ vườn tạp, phát triển kinh tế vườn đồi, đến năm 2009, chúng tôi đã tìm hiểu và quyết định trồng hơn 100 cây mít Thái Lan".

08/08/2014