Hương Sơn Khuyến Khích Phát Triển Sản Xuất, Chăn Nuôi

Nhằm phát huy lợi thế của địa phương, huyện Hương Sơn đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích sản xuất, chăn nuôi, giúp người dân có thêm nhiều cơ hội phát triển kinh tế.
Trên cơ sở các quyết định trước đây, cuối tháng 8/2014, UBND huyện ban hành quyết định mới, mở rộng đối tượng và các chính sách khuyến khích sản xuất, chăn nuôi.
Theo đó, đối với chăn nuôi hươu, huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/mô hình mới quy mô 10-20 con; cơ sở nuôi từ 20 con trở lên, hỗ trợ 30 triệu đồng mua giống, xây dựng chuồng trại và trồng cỏ VA06. Nhờ đó, đến nay, tổng đàn hươu toàn huyện lên đến trên 32.000 con.
Bên cạnh chính sách phát triển đàn hươu, Hương Sơn cũng khuyến khích chăn nuôi lợn. Theo đó, các cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô 300 con trở lên được hỗ trợ 2 triệu đồng/nái; hộ nuôi lợn thịt quy mô thường xuyên 500 con trở lên được hỗ trợ 50 triệu đồng/cơ sở.
Đối với các hộ chăn nuôi lợn liên kết quy mô vừa và nhỏ áp dụng đúng mô hình quy chuẩn, được hỗ trợ kinh phí xây dựng chuồng trại, xử lý chất thải với mức 10 triệu đồng/cơ sở quy mô 20-50 con; 15 triệu đồng cho cơ sở từ 51-100 con và 20 triệu đồng đối với cơ sở trên 100 con.
Những chính sách này đã thúc đẩy phong trào chăn nuôi lợn phát triển, nâng tổng đàn lên trên 31.000 con. Đến nay, có 32 cơ sở chăn nuôi lợn thịt trên 500 con/lứa; 25 mô hình trên 100 con/lứa, hơn 130 cơ sở nuôi từ 30-100/lứa; 1 mô hình nuôi 450 con lợn nái sinh sản
Hương Sơn cũng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò, trong đó khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung và nuôi các giống bò mới, hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, các hộ nuôi bò cái sinh sản, phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được hỗ trợ tiền công phối giống 20 nghìn đồng/bò cái có chửa với giống zêbu, 30 nghìn đồng với giống bò chất lượng cao khác.
Đối với cơ sở chăn nuôi mới bò nái lai zêbu từ 5-9 con, được hỗ trợ 10 triệu đồng; 40 triệu đồng cho mỗi cơ sở nuôi trên 20 con và có 0,2 ha cỏ VA06. Ngoài ra, huyện cũng ban hành chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa vệ tinh cho Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk.
Hộ chăn nuôi liên kết quy mô từ 3 con trở lên được hỗ trợ 4 triệu đồng làm chuồng trại, mua giống và trồng cỏ. Các chính sách này đã góp phần nâng tổng đàn trâu, bò ở Hương Sơn lên đến 32.000 con.
Về phát triển chăn nuôi gà, được tổ chức theo hình thức trang trại liên kết với các doanh nghiệp, huyện hỗ trợ 150 triệu đồng/cơ sở thường xuyên nuôi quy mô 5.000 con; 250 triệu đồng đối với cơ sở có quy mô thường xuyên 10.000 con. Với các cơ sở nuôi trên 1.000 con thả vườn (giống gà cỏ địa phương), được hỗ trợ 5 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, mua giống, xử lý môi trường…
Bên cạnh phát triển chăn nuôi, Hương Sơn còn ban hành chính sách hỗ trợ các cơ sở xây dựng lò giết mổ gia súc tập trung (nhà xưởng, hệ thống cấp nước, xử lý chất thải) với 100 triệu đồng/cơ sở có công suất giết mổ 30-70 con/ngày; 150 triệu đồng cho cơ sở có công suất trên 70 con/ngày. Ngoài ra, các cơ sở còn được hỗ trợ hoàn toàn kinh phí giải phóng mặt bằng (tỉnh 50%, huyện 50%).
Đối với cây ăn quả, cây nguyên liệu các loại: với cam chanh, cam bù có diện tích trồng mới trên 1.000 m2 (trên 50 cây) được hỗ trợ 15.000 đồng/cây; chè công nghiệp, hỗ trợ chi phí cải tạo đất 5 triệu đồng/ha; mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn với quy mô 2-20 ha, được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha; 5 triệu đồng cho các HTX mới thành lập; 5 triệu đồng cho mỗi vườn kiểu mẫu quy mô trên 2.000 m2; 50 triệu đồng cho một khu dân cư kiểu mẫu theo đúng tiêu chuẩn xây dựng NTM…
Theo ông Võ Xuân Phúc - Chủ tịch UBND huyện, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng địa phương vẫn mạnh dạn xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chính sách để thúc đẩy KT-XH phát triển. Năm 2013 và 9 tháng năm 2014, huyện đã trích 7,1 tỷ đồng hỗ trợ chính sách phát triển sản xuất. Nhờ đó, phong trào chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp ở Hương Sơn có bước phát triển đáng kể; đời sống kinh tế, văn hóa của người dân ngày càng khởi sắc.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, xã đã phối hợp tổ chức 7 cuộc hội thảo về sử dụng phân bón, thu hút gần 1.200 hộ nông dân tham gia. Xã cũng đã tiến hành cấp các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao như ngô lai, cà phê để người dân đưa vào sản xuất.

Giá mực bán trên vỉa hè ở TP. Cần Thơ chỉ bằng 1/3 mực ống bình thường. Đặc biệt, mực này được ướp đá cùng với hóa chất lạ có màu gạch cua.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu các đơn vị rà soát, điều chỉnh các chính sách của dự án cho phù hợp với thực tế; tổ chức lại sản xuất và ứng dụng mạnh tiến bộ khoa học cho sản xuất điều để tăng thu nhập cho nông dân trồng điều; có định hướng rõ ràng về đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.

Gắn bó với nghề làm muối mấy chục năm nay, chưa bao giờ ông Sanh (Hậu Lộc, Thanh Hóa) thấy nản như bây giờ. 1.200 m2 ruộng muối được phân cho 7 nhân khẩu của gia đình không phải là ít thế nhưng, tiền thu được cả năm từ diện tích này chưa tới 12 triệu.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của các doanh nghiệp trong tỉnh tăng khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong suốt 7 tháng đầu năm. Thị trường xuất khẩu cũng đang được mở rộng đến hơn 10 quốc gia.