Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản

Tuy nhiên, nghề nuôi hàu hiện nay thiếu bền vững, phần lớn con giống phụ thuộc vào nguồn khai thác từ tự nhiên, nên ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất.
Để nghề nuôi hàu phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, Trung tâm Giống hải sản cấp I (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng quy trình sinh sản nhân tạo giống hàu Thái Bình Dương (TBD) tại Ninh Thuận”, bước đầu mang lại kết quả khả quan.
Thạc sỹ Dương Ngọc Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Giống hải sản cấp I, chủ nhiệm đề tài, cho biết: Đề tài bắt đầu triển khai vào tháng 5-2014, đến nay, nhóm thực hiện đã tiến hành khảo sát phân bố, mùa vụ sinh sản và định danh loài hàu phổ biến tại đầm Nại; thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống hàu TBD, hoàn thiện quy trình sinh sản giống.
Qua sản xuất thử nghiệm đợt 1 tại xã Phương Hải và một số hộ ở xã Vĩnh Hải (Ninh Hải), tốc độ phát triển giống hàu TBD nhanh gần gấp 2 lần so với hàu cửa sông, tỷ lệ sống cũng cao hơn.
Sau khi được Trung tâm hỗ trợ một phần con giống, tư vấn kỹ thuật nuôi, tháng 7-2014, anh Nguyễn Xuân Chánh (thôn Phương Cựu, xã Phương Hải) cải tạo 5 sào đìa nuôi hàu bằng hình thức treo dây.
Kết quả đạt được hơn cả mong đợi, sau 6 tháng nuôi, hàu đạt trọng lượng 12 con/kg, năng suất cao hơn nhiều so với hàu cửa sông.
Đều đáng nói, hàu TBD vỏ mỏng, thịt dày, nên được nhiều người ưa dùng, các nhà hàng trong tỉnh đặt mua giá 30.000 đồng/kg, nhưng hộ nuôi vẫn không cung cấp đủ.
Nhận thấy nuôi hàu TBD mang lại hiệu quả cao, gần đây nhiều hộ sống quanh khu vực đầm Nại, vịnh Vĩnh Hy đã cải tạo các ao đìa nuôi tôm kém hiệu quả để chuyển qua nuôi hàu TBD.
Tính đến nay, Trung tâm Giống hải sản cấp I đã sản xuất được 1 triệu con giống, cung cấp cho 30 hộ nuôi ở huyện Ninh Hải.
Thạc sỹ Dương Ngọc Tân cho biết thêm: Hàu TBD có ưu điểm nổi trội so với giống hàu cửa sông là tốc độ sinh trưởng nhanh, hàm lượng dinh dưỡng cao, được thị trường ưu chuộng.
Là loài ăn lọc các sinh vật phù du và bùn hữu cơ nên hộ nuôi không phải đầu tư mua thức ăn như nuôi các loại tôm, cá.
Qua thực tế sản xuất thử nghiệm cho thấy, những khu vực nuôi hàu góp phần làm sạch môi trường ao, đìa.
Mô hình nuôi thương phẩm hàu TBD thành công mở ra hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản ở khu vực đầm, vịnh, góp phần đa dạng đối tượng nuôi.
Với những kết quả đạt được ban đầu, có thể khẳng định hàu TBD phù hợp với điều kiện tự nhiên ở tỉnh ta.
Có thể bạn quan tâm

Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (ATDC) vừa hoàn thành việc chuyển giao kỹ thuật trồng rau pó xôi gồm các nội dung từ khâu chọn giống đến kỹ thuật làm đất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch bảo quản theo VietGAP cho hơn 1.300 lượt nông dân và 30 cán bộ khuyến nông tại các địa bàn Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng và Đơn Dương (Lâm Đồng).

Nhận thấy cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Trị đã thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm.

Ngày 16.8, ông Phạm Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Theo kết quả kiểm tra ban đầu, thiệt hại do vụ tàu vận tải Yong Li 2 Trung Quốc xâm nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam, gây ra cho khu vực nuôi tôm hùm thương phẩm của ngư dân xã Nhơn Hải tại vùng biển thôn Hải Giang (xã Nhơn Hải) lên đến trên 2 tỉ đồng.

Trong khi nhiều thanh niên ở các vùng quê rời quê đi làm ăn xa, một số thanh niên có bằng đại học, cao đẳng cũng đều cố tìm cho mình một công việc ổn định ở các thành phố lớn thì Nguyễn Đức An (30 tuổi), chàng trai vừa tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư đã tự mở lối làm ăn táo bạo cho riêng mình bằng cách xây dựng mô hình trang trại tổng hợp tại vùng đồi quê nhà ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Sau hơn 3 năm gây dựng, đến nay trang trại của anh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Sau gần 2 năm (2012 - 2013) triển khai, thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nhãn chất lượng cao theo VietGAP tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”, kết quả ghép cải tạo thí điểm thành công mô hình giống nhãn địa phương cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần đang mở cho hướng phát triển nhãn ở Sông Mã.