Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản

Tuy nhiên, nghề nuôi hàu hiện nay thiếu bền vững, phần lớn con giống phụ thuộc vào nguồn khai thác từ tự nhiên, nên ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất.
Để nghề nuôi hàu phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, Trung tâm Giống hải sản cấp I (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng quy trình sinh sản nhân tạo giống hàu Thái Bình Dương (TBD) tại Ninh Thuận”, bước đầu mang lại kết quả khả quan.
Thạc sỹ Dương Ngọc Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Giống hải sản cấp I, chủ nhiệm đề tài, cho biết: Đề tài bắt đầu triển khai vào tháng 5-2014, đến nay, nhóm thực hiện đã tiến hành khảo sát phân bố, mùa vụ sinh sản và định danh loài hàu phổ biến tại đầm Nại; thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống hàu TBD, hoàn thiện quy trình sinh sản giống.
Qua sản xuất thử nghiệm đợt 1 tại xã Phương Hải và một số hộ ở xã Vĩnh Hải (Ninh Hải), tốc độ phát triển giống hàu TBD nhanh gần gấp 2 lần so với hàu cửa sông, tỷ lệ sống cũng cao hơn.
Sau khi được Trung tâm hỗ trợ một phần con giống, tư vấn kỹ thuật nuôi, tháng 7-2014, anh Nguyễn Xuân Chánh (thôn Phương Cựu, xã Phương Hải) cải tạo 5 sào đìa nuôi hàu bằng hình thức treo dây.
Kết quả đạt được hơn cả mong đợi, sau 6 tháng nuôi, hàu đạt trọng lượng 12 con/kg, năng suất cao hơn nhiều so với hàu cửa sông.
Đều đáng nói, hàu TBD vỏ mỏng, thịt dày, nên được nhiều người ưa dùng, các nhà hàng trong tỉnh đặt mua giá 30.000 đồng/kg, nhưng hộ nuôi vẫn không cung cấp đủ.
Nhận thấy nuôi hàu TBD mang lại hiệu quả cao, gần đây nhiều hộ sống quanh khu vực đầm Nại, vịnh Vĩnh Hy đã cải tạo các ao đìa nuôi tôm kém hiệu quả để chuyển qua nuôi hàu TBD.
Tính đến nay, Trung tâm Giống hải sản cấp I đã sản xuất được 1 triệu con giống, cung cấp cho 30 hộ nuôi ở huyện Ninh Hải.
Thạc sỹ Dương Ngọc Tân cho biết thêm: Hàu TBD có ưu điểm nổi trội so với giống hàu cửa sông là tốc độ sinh trưởng nhanh, hàm lượng dinh dưỡng cao, được thị trường ưu chuộng.
Là loài ăn lọc các sinh vật phù du và bùn hữu cơ nên hộ nuôi không phải đầu tư mua thức ăn như nuôi các loại tôm, cá.
Qua thực tế sản xuất thử nghiệm cho thấy, những khu vực nuôi hàu góp phần làm sạch môi trường ao, đìa.
Mô hình nuôi thương phẩm hàu TBD thành công mở ra hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản ở khu vực đầm, vịnh, góp phần đa dạng đối tượng nuôi.
Với những kết quả đạt được ban đầu, có thể khẳng định hàu TBD phù hợp với điều kiện tự nhiên ở tỉnh ta.
Có thể bạn quan tâm

Sự “ăn rã”, thiếu liên kết từ khâu sản xuất, đến tiêu thụ, chế biến khiến nghề nuôi cá tra vẫn bấp bênh. Người nông dân vừa nuôi cá vừa lo âu, luôn đối mặt những rủi ro lớn!

Nông dân xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) nhiều năm qua không chỉ có thu nhập khá cao từ nghề trồng hoa, mà sản xuất rau xanh theo hình thức luân canh gối vụ cũng đem lại nguồn thu ổn định.

Đến xã Hạnh Phúc (Quảng Uyên) vào những ngày này, đi trên những con đường nội vùng bạt ngàn màu xanh của mía, trên những cánh đồng, nông dân khẩn trương thu hoạch mía vận chuyển đến Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng.

Đó là ý kiến được nhiều đại biểu tiếp tục tái khẳng định và nhấn mạnh tại hội thảo “Liên kết trong chuỗi cá tra-vấn đề tín dụng và hợp đồng” do Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức tại TP Cần Thơ vào sáng 9-10-2013.

Làm gì để thay thế cây lúa vụ 3 (vụ thu đông) ở ĐBSCL, TS Nguyễn Công Thành - Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam giới thiệu một số mô hình.