Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng đến phát triển hồ tiêu bền vững

Hướng đến phát triển hồ tiêu bền vững
Ngày đăng: 04/10/2015

Nhiều nông dân đã áp dụng kỹ thuật canh tác bền vững

Hiện nay, toàn huyện Đắk Song có khoảng 1.000 ha hồ tiêu đã áp dụng quy trình sản xuất bền vững bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học, phân hữu cơ là chính và đã mang lại hiệu quả cho các hộ dân.

Tại địa bàn xã Nâm N’Jang, nhiều gia đình đã áp dụng kỹ thuật chăm sóc vườn tiêu theo hướng bền vững, kết quả cho thấy năng suất tăng, ít bị sâu bệnh hại.

Ông Bùi Văn Hạ ở thôn 3 có hơn 400 trụ tiêu Vĩnh Linh đã cho thu hoạch gần chục năm nay. Những năm qua, vườn tiêu của gia đình ông đạt năng suất từ 5 - 6 kg/trụ, có những cây đạt tới 8 kg.

Trước đây, ông cũng trồng tiêu và có cách nghĩ như nhiều nông dân khác là bón nhiều phân thì cây tốt, bị bệnh phun nhiều thuốc thì trị bệnh càng nhanh.

Nhưng cách đây nhiều năm, ông đã thay đổi nhận thức khi gặp được Đoàn cán bộ của Viện Bảo vệ thực vật, Viện Thổ nhưỡng nông hóa đến địa phương nghiên cứu về giải pháp phòng, trừ bệnh hại cho cây hồ tiêu.

Các cán bộ đã giảng giải cho ông Hạ biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hồ tiêu và ra tận vườn chỉ rất cụ thể.

 

Ông Bùi Văn Hạ (bên phải) ở thôn 3, xã Nâm N’Jang trao đổi kinh nghiệm trồng tiêu trên trụ sống cho người dân trong vùng

Qua nhiều năm áp dụng, ông Hạ đã đúc rút kinh nghiệm là muốn cho cây hồ tiêu phát triển lâu dài, năng suất hàng năm đều đặn thì luôn chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật đúng quy trình. Trước khi trồng, gia đình ông phải xử lý nấm tại hố và các vi khuẩn bất lợi để cho sạch đất. Sau đó, lựa chọn giống tiêu có sức đề kháng bệnh tốt, sạch bệnh và thích hợp với vùng đất để trồng.

Trong quá trình chăm sóc, chủ yếu bón phân hữu cơ, sử dụng ít phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Chú ý chọn các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có uy tín chăm sóc cây trồng chứ không mua các sản phẩm trôi nổi.

Ông Hạ cho biết: “Nhiều năm nay, tôi không lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc vườn tiêu nữa mà chủ yếu sử dụng chế phẩm sinh học của các viện nghiên cứu.

Các chế phẩm này giúp phòng trừ tuyến trùng, nấm bệnh hại rễ hồ tiêu hiệu quả nên cây trồng phát triển tốt”.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, năm nay gia đình ông trồng thêm 1.000 trụ. Lần này, ông Hạ áp dụng đúng quy trình sản xuất tiêu bền vững rất bài bản. Ngoài những kinh nghiệm đã có thì ông đã lấy mẫu đất đi phân tích chất đất, kiểm tra độ phèn và trồng trên trụ sống.

Anh Võ Chí Hùng, ở thôn 2, xã Nâm N’Jang cũng sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học là chính để chăm sóc cho gần 4.000 trụ tiêu. Vụ vừa qua, vườn tiêu đạt năng suất khoảng 7 tấn/ha.

Theo anh Hùng, việc dùng phân bón hữu cơ, thuốc sinh học chăm sóc cây trồng thì tỷ lệ cây bị chết giảm khoảng 50% so với bón phân hóa học, còn chi phí thấp hơn từ 30 - 50%, tùy từng loại.

Việc dùng phân sinh học và thuốc sinh học giúp cây tiêu ít bị bệnh, hạn chế được lây lan bệnh và phục hồi đất tốt, ché dài, nhiều trái và to, tuổi thọ của cây tăng lên.

Để tiêu phát triển tốt thì trong quá trình làm cỏ, gia đình anh tránh gây thương tích cho thân, rễ và tưới nước phù hợp cũng như làm hệ thống thoát nước vừa để chống úng vừa chống lây lan bệnh cho vườn.

 

Anh Nguyễn Thành Trung, thôn 4, xã Nâm N’Jang áp dụng quy trình sản xuất hồ tiêu bền vững nên năng suất hàng năm đều đạt ổn định từ 6 - 7 tấn/ha

Hướng đến xây dựng thương hiệu cho hồ tiêu Đắk Song

Hiện nay, Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Đắk Song đang triển khai xây dựng 3 mô hình trồng tiêu bền vững tại vườn tiêu của các hộ ông Nguyễn Văn Lê, Trần Quốc Việt ở xã Thuận Hà và ông Nguyễn Cao Oanh ở xã Thuận Hạnh.

Theo ông Huỳnh Chí Thanh, Phó Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Đắk Song, cán bộ phụ trách việc triển khai xây dựng mô hình hồ tiêu bền vững của huyện thì các mô hình được triển khai trên vườn tiêu năm thứ 2 của các hộ dân.

Theo đó, trong vườn các hộ dân trồng khoảng 2.000 cây thì chọn 200 cây để so sánh đối chứng.

Sau 3 tháng chăm sóc theo quy trình sản xuất hồ tiêu bền vững tại các mô hình cho thấy: Cây xanh hơn, tán phát triển tốt hơn so với những cây chăm sóc theo tập quán canh tác của nông dân.

Để hướng đến xây dựng thương hiệu cho hồ tiêu Đắk Song, UBND huyện đang tham mưu Huyện ủy xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển hồ tiêu bền vững để khai thác thế mạnh của địa phương và tiến tới sẽ áp dụng rộng rãi.

Huyện khuyến cáo người dân không phát triển hồ tiêu ồ ạt mà chỉ trồng ở những vùng được quy hoạch, tập trung áp dụng chăm sóc diện tích hồ tiêu hiện có theo quy trình kỹ thuật bền vững.

Ông Lê Viết Sinh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Hiện nay, Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện phối hợp với các xã, thị trấn đang khảo sát tình hình phát triển hồ tiêu thực tế trên địa bàn.

Trên cơ sở đợt khảo sát này, UBND huyện sẽ xây dựng các chỉ tiêu về diện tích cụ thể đồng thời xây dựng quy trình, kỹ thuật và hướng dẫn người dân nắm chắc để triển khai trồng tiêu đạt hiệu quả cao, chú trọng thực hiện theo tiêu chuẩn VietGap và các tiêu chuẩn tiêu sinh thái theo quốc tế.

Cùng với đó, huyện cũng đang xây dựng thương hiệu cho hồ tiêu Đắk Song, đẩy mạnh liên kết giữa nông dân-doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư đến thu mua, chế biến sản phẩm phục vụ xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Cải Tiến Mới Về Kỹ Thuật Trồng Dâu Hạ Châu Của Một Nông Dân Cải Tiến Mới Về Kỹ Thuật Trồng Dâu Hạ Châu Của Một Nông Dân

Dâu Hạ Châu là một trong nhiều giống cây ăn trái đặc sản được nhà vườn Cần Thơ chọn lọc và nhân giống. Trước đây, Dâu Hạ Châu có tên là Dâu miền dưới, do giống dâu này có phẩm chất vượt trội (thơm, ngọt) hơn các giống dâu khác, vì vậy chúng được Cụ thân sinh của ông Lê Văn Bảy (Bảy Ngữ) chọn lọc, ươm trồng từ hạt vào những năm 1960.

13/04/2012
Không Lo Thiếu Phân Đạm Vụ Hè Thu ! Không Lo Thiếu Phân Đạm Vụ Hè Thu !

“Giá urea có xu hướng tăng trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng làm tăng cước phí vận chuyển và tâm lý mua hàng tích trữ để chuẩn bị vào vụ HT” - ông Nguyễn Hồng Vinh, Phó tổng giám đốc TCty PB và Hóa chất Dầu khí

17/04/2012
Câu Mực Tầng Đáy Mở Hướng Thoát Nghèo Câu Mực Tầng Đáy Mở Hướng Thoát Nghèo

Câu mực tầng đáy hiện được xem là nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân khai thác hải sản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mực ống thường sống ở độ sâu gần 100m nước, tập trung nhiều ở vùng nước sâu khoảng 30 - 50m. Một số loài mực khác lại sống ở các vùng biển khơi với độ sâu hơn 100m nước

23/11/2011
Từ Tổ Đội Đến Nghiệp Đoàn Nghề Cá Từ Tổ Đội Đến Nghiệp Đoàn Nghề Cá

Mấy năm gần đây, cụm từ “tổ đội đánh bắt” được bổ sung vào “từ điển” của ngành hải sản. Nó như “cú hích” cho ngành hải sản, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển trong thời khốn khó và đầy bất trắc. Những tổ đội này ban đầu được thành lập ở Đà Nẵng rồi nhân ra Quảng Nam, Quảng Ngãi… và đến nay nhiều địa phương miền Trung áp dụng như một điển hình trong hoạt động đánh bắt xa bờ.

20/04/2012
Cần Cảnh Giác Với “Tôm Sạch Bệnh” Cần Cảnh Giác Với “Tôm Sạch Bệnh”

Con giống sạch bệnh được người nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau hướng đến, nhất là ở mô hình nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, người nuôi tôm còn chủ quan đối với con giống có thương hiệu sạch bệnh, đã qua kiểm dịch nên dịch bệnh vẫn xảy ra

10/08/2011