Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Dẫn Nuôi Nghêu Kiếm Bạc Tỷ

Hướng Dẫn Nuôi Nghêu Kiếm Bạc Tỷ
Ngày đăng: 07/06/2014

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng hướng dẫn cách nuôi nghêu đối với bà con ở khu vực phía Nam. Theo chuyên gia, nuôi nghêu giỏi có thể giúp nông dân thu bạc tỷ.

Con nghêu phân bố ở phía Nam (tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau... Nghêu sống vùi ở các vùng triều gần các cửa sông.

Nghêu có con đực, con cái riêng. Nó có khả năng đẻ quanh năm nhưng chủ yếu vào tháng 4-6 và vào tháng 11-12. Số trứng trong con cái trung bình cũng khoảng trên 5.300.000 trứng/con.

Con đực và con cái cùng xuất tinh trùng và trứng vào trong nước. Nếu gặp được nhau để thụ tinh thì chúng sẽ phát triển thành ấu trùng.

Ấu trùng sống trôi nổi. Nó dần dần hình thành vỏ rồi chìm xuống đáy để thành nghêu ấu thể. Nghêu ấu thể lớn thên thành nghêu cám (bằng nửa hạt gạo). Sau hơn 1 tháng, nghêu cám lớn lên thành nghêu giống. Từ nghêu giống mà nuôi thành nghêu thịt cũng phải trải qua 10-11 tháng.

Người ta ước tính, con nghêu từ lúc sinh ra cho đến lúc ta thu hoạch được cũng phải khoảng 18-20 tháng.

Khi nuôi nghêu, quan trọng nhất là chỗ nuôi. Ta phải chọn những bãi vùng triều và dưới triều tương đối bằng phẳng, ít dốc, nền đáy hơi xốp và là lớp cát bùn. Nghêu sẽ găm mình trong đó, nằm há mồm để đợi thức ăn lọt vào. Nhiệt độ của nước không nên vượt quá cao.

Vì vậy, khi triều rút, trên bãi thả nghêu, ta không được để đọng các vũng nước. Ta phải khơi cho nó thoát đi để tránh bị mặt trời hun thành nước nóng, làm chết nghêu.Nghêu hoạt động mạnh khi nồng độ muối trong nước khoảng 25-30%o, lúc triều lên. Còn khi gặp mưa hoặc lũ thượng nguồn đổ về làm nồng độ muối giảm thì nghêu ngừng hoạt động và đóng vỏ lại.

Ở bãi thả nghêu, ta phân thành từng lô. Ta đóng cọc xung quanh và vây lưới để nghêu không bị trôi đi (mắt lưới chỉ độ 4-5mm). Phải thận trọng khi chọn nghêu giống. Ta không dùng những con nghêu giống đã há miệng hoặc có mùi ươn thối. Nó có thể chết do ta khi vận chuyển đã để mưa thấm vào, để bị khô hoặc thời gian vận chuyển quá lâu.

Ta rải đều giống vào lô khi thủy triều lên. Khi triều xuống, nếu nghêu bị dạt vào một góc thì ta lại san ra. Việc này phải làm liên tục trong 3-4 tháng đầu. Lưu ý, bắt các loại ốc hại nghêu lọt vào trong khu nuôi. Phải thường xuyên kiểm tra rào chắn, đặc biệt là chân rào. Trành việc nghêu bị xô vào một chỗ rồi bị đẩy ra ngoài...

Nuôi nghêu không khó. Nếu nuôi tốt thì có thể thu được cả bạc tỷ! Vậy, chỗ nào nuôi được nghêu thì bà con phải lo để nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Thanh niên trẻ khởi nghiệp từ cá Koi Thanh niên trẻ khởi nghiệp từ cá Koi

Nguyễn Đức Mạnh (20 tuổi, thôn Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) đã khởi nghiệp bằng việc nuôi cá Koi (cá chép Nhật), mỗi năm thu hơn 500 triệu

10/06/2020
Chuyển lúa sang chanh, tắc thu nhập gấp 4-5 lần Chuyển lúa sang chanh, tắc thu nhập gấp 4-5 lần

Nhiều năm trồng lúa chỉ đủ ăn, một nông dân ở xã Thạnh Trị (Kiến Tường, Long An), đã chuyển sang trồng chanh, tắc và đổi đời nhờ 2 loại cây mới này.

12/06/2020
Liên kết trồng dưa lưới, lãi 2,4 tỷ đồng/ha Liên kết trồng dưa lưới, lãi 2,4 tỷ đồng/ha

Liên kết trồng dưa lưới, người trồng không phải lo bao tiêu sản phẩm, được tư vấn kỹ thuật trồng, được mua vật tư sản xuất trả chậm, lợi nhuận đạt 2,4 tỷ đồng/h

22/06/2020
Một mình chăm sóc 800 gốc bưởi Một mình chăm sóc 800 gốc bưởi

Việc tưới phân, phun thuốc cho 800 gốc bưởi chỉ cần ông Cơ nhấn nút là tự động thực hiện, vừa tiết kiệm chi phí thuê nhân công, vừa tiết kiệm tối đa phân, thuốc

26/06/2020
Trồng bưởi da xanh không dùng phân, thuốc hóa học, cho quả quanh năm Trồng bưởi da xanh không dùng phân, thuốc hóa học, cho quả quanh năm

Rời TP Hồ Chí Minh khi đang có công việc ổn định, anh Nguyễn Văn Đảm đã lên Tây Nguyên tìm đất phù hợp để sản xuất bưởi da xanh theo hướng hữu cơ.

29/06/2020