Hướng Dẫn Nuôi Nghêu Kiếm Bạc Tỷ

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng hướng dẫn cách nuôi nghêu đối với bà con ở khu vực phía Nam. Theo chuyên gia, nuôi nghêu giỏi có thể giúp nông dân thu bạc tỷ.
Con nghêu phân bố ở phía Nam (tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau... Nghêu sống vùi ở các vùng triều gần các cửa sông.
Nghêu có con đực, con cái riêng. Nó có khả năng đẻ quanh năm nhưng chủ yếu vào tháng 4-6 và vào tháng 11-12. Số trứng trong con cái trung bình cũng khoảng trên 5.300.000 trứng/con.
Con đực và con cái cùng xuất tinh trùng và trứng vào trong nước. Nếu gặp được nhau để thụ tinh thì chúng sẽ phát triển thành ấu trùng.
Ấu trùng sống trôi nổi. Nó dần dần hình thành vỏ rồi chìm xuống đáy để thành nghêu ấu thể. Nghêu ấu thể lớn thên thành nghêu cám (bằng nửa hạt gạo). Sau hơn 1 tháng, nghêu cám lớn lên thành nghêu giống. Từ nghêu giống mà nuôi thành nghêu thịt cũng phải trải qua 10-11 tháng.
Người ta ước tính, con nghêu từ lúc sinh ra cho đến lúc ta thu hoạch được cũng phải khoảng 18-20 tháng.
Khi nuôi nghêu, quan trọng nhất là chỗ nuôi. Ta phải chọn những bãi vùng triều và dưới triều tương đối bằng phẳng, ít dốc, nền đáy hơi xốp và là lớp cát bùn. Nghêu sẽ găm mình trong đó, nằm há mồm để đợi thức ăn lọt vào. Nhiệt độ của nước không nên vượt quá cao.
Vì vậy, khi triều rút, trên bãi thả nghêu, ta không được để đọng các vũng nước. Ta phải khơi cho nó thoát đi để tránh bị mặt trời hun thành nước nóng, làm chết nghêu.Nghêu hoạt động mạnh khi nồng độ muối trong nước khoảng 25-30%o, lúc triều lên. Còn khi gặp mưa hoặc lũ thượng nguồn đổ về làm nồng độ muối giảm thì nghêu ngừng hoạt động và đóng vỏ lại.
Ở bãi thả nghêu, ta phân thành từng lô. Ta đóng cọc xung quanh và vây lưới để nghêu không bị trôi đi (mắt lưới chỉ độ 4-5mm). Phải thận trọng khi chọn nghêu giống. Ta không dùng những con nghêu giống đã há miệng hoặc có mùi ươn thối. Nó có thể chết do ta khi vận chuyển đã để mưa thấm vào, để bị khô hoặc thời gian vận chuyển quá lâu.
Ta rải đều giống vào lô khi thủy triều lên. Khi triều xuống, nếu nghêu bị dạt vào một góc thì ta lại san ra. Việc này phải làm liên tục trong 3-4 tháng đầu. Lưu ý, bắt các loại ốc hại nghêu lọt vào trong khu nuôi. Phải thường xuyên kiểm tra rào chắn, đặc biệt là chân rào. Trành việc nghêu bị xô vào một chỗ rồi bị đẩy ra ngoài...
Nuôi nghêu không khó. Nếu nuôi tốt thì có thể thu được cả bạc tỷ! Vậy, chỗ nào nuôi được nghêu thì bà con phải lo để nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay Phú Thọ đã thu hoạch được hơn 37 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 99,5% tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 58,6 tạ/ha; ngô đã thu hoạch gần 5.000ha/5.900ha, năng suất ước đạt 46,6 tạ/ha; lạc đã thu hoạch hơn 3.100ha/ 3.469ha, năng suất ước đạt 18,9 tạ/ha; rau các loại đã thu hoạch hơn 4.000 ha/4.220ha, năng suất ước đạt 135,7 tạ/ha.
Hiện nay, nông dân huyện Yên Lập đang tập trung làm đất gieo cấy lúa vụ mùa. Anh Nguyễn Tiến Dần ở xã Hưng Long phấn khởi nói với chúng tôi: “Năm nay nắng nóng đầu vụ cứ lo mất mùa nhưng lúa năm nay được mùa các chị ạ. Mỗi sào lúa cũng phải được trên 2 tạ”. Từ kết quả vụ chiêm xuân, Yên Lập có thêm nhiều kinh nghiệm cho sản xuất vụ mùa.

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khô hạn dẫn đến nguy cơ thiếu nước tưới cho các vùng sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên một số diện tích trồng lúa thiếu nước kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn, đặc biệt là cây bắp.

Sâm Ngọc Linh mọc chủ yếu trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc xã Trà Linh huyện Nam Trà My ở độ cao 1.200 - 2.100m. Đây là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm nên sau 5 năm trồng và chăm sóc cho lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng/ha. Vì thế, đây là cây thoát nghèo của người dân địa phương.

Vụ hè thu 2015, huyện Phước Sơn tổ chức sản xuất trên khoảng 40% diện tích so với tổng diện tích đông xuân 2014 - 2015. Tuy không bị áp lực cao bởi nắng hạn do vụ hè thu thường xuất hiện mưa dông, song do quản lý vận hành một số công trình thủy lợi, hồ chứa chưa tốt đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp.