HTX Phan Long và sản phẩm thanh long sấy khô

Kỳ vọng vào sản phẩm mới
Nằm trên trục đường Đặng Văn Lãnh (nối dài) thuộc thôn Xuân Phú, xã Phong Nẫm, TP. Phan Thiết, nhà xưởng với diện tích hơn 130 m2 của Hợp tác xã (HTX) Phan Long còn khá khiêm tốn. Tuy vậy, anh Trương Lương - Giám đốc HTX Phan Long vẫn chia sẻ với chúng tôi với vẻ đầy lạc quan, tin tưởng khi giới thiệu sản phẩm thanh long sấy khô của HTX. Dẫn chúng tôi tham quan dây chuyền sản xuất, anh Lương cho biết, HTX được thành lập từ năm 2011, với 11 thành viên.
Sản phẩm thanh long sấy khô được sản xuất bằng dây chuyền sấy chân không hiện đại, với giá trị đầu tư gần 1 tỷ đồng. Năng suất hoạt động thành phẩm khoảng 35 kg khô/ca. Trong đó, để có được 1 kg thanh long khô cần đến 12 - 14 kg thanh long tươi. Hiện tại, thanh long thành phẩm được bán với giá 380.000 đồng/kg, giảm hơn 40.000 đồng/kg so thời điểm trước đó. Thanh long sau khi sấy, giữ gần như nguyên vẹn về màu sắc, mùi vị đặc trưng của sản phẩm và không sử dụng bất cứ phụ gia nào.
Đây chính là một trong những điểm nhấn để thanh long sấy khô được thị trường ưa chuộng. Đáng phấn khởi, mặc dù còn khá mới mẻ, nhưng mặt hàng này đang chuẩn bị được xuất sang các nước như Mỹ, Anh và một số thị trường Trung Đông. Riêng ở thị trường trong nước, HTX đang xúc tiến quảng bá sản phẩm ở một số công ty lữ hành; TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các điểm karaoke, hàng lưu niệm trong tỉnh. Đặc biệt, thời gian vừa qua, sản phẩm thanh long sấy khô của HTX Phan Long đã được giới thiệu, gửi sản phẩm tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN 2014. Từ đó góp phần nâng cao giá trị, quảng bá thương hiệu của đơn vị. Mới đây, HTX Phan Long đã trở thành thành viên của Liên hiệp HTX thanh long Bình Thuận, nhằm nâng tầm vị thế của HTX.
Còn nhiều khó khăn
Tuy nhiên, quá trình sản xuất, HTX gặp không ít khó khăn, do chi phí đầu vào cao, dây chuyền sản xuất còn phải làm thủ công như quá trình rửa sạch trái thanh long tươi, đưa vào lột vỏ xắt lát sau đó mới đưa vào máy sấy. Bình quân mỗi mẻ sấy mất khoảng 15 tiếng, với năng suất khoảng 30 - 35 kg thanh long khô. Nhưng chỉ riêng chi phí nhiên liệu (điện) khoảng 1 triệu đồng/mẻ, dẫn đến giá bán thành phẩm khá cao. Hơn nữa, do sản phẩm thanh long sấy còn khá “lạ” trên thị trường, đòi hỏi đơn vị phải tích cực, từng bước nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm.
Trong khi đó, khó khăn lớn nhất của HTX hiện nay là thiếu vốn và rất mong muốn có nguồn quỹ cho vay đầu tư. Giám đốc HTX Phan Long cho biết: “Ngay khi xoay xở được nguồn vốn, chúng tôi sẽ đầu tư một máy xắt lát, máy cân định lượng, dây chuyền đóng gói... Đây là những dụng cụ thiết yếu, nhằm tiết kiệm nhân công, chi phí đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác, HTX đang tiếp tục tìm kiếm khách hàng, đầu tư mở rộng nhà xưởng, mở rộng thị trường...”. Được biết, hiện nay Trung tâm Khuyến công (Sở Công Thương Bình Thuận) đang thực hiện dự án để hỗ trợ cho HTX 35 triệu đồng tiền bao bì đóng gói sản phẩm. Đây là bước khởi đầu để HTX Phan Long vượt qua khó khăn, tạo điểm nhấn mới trong công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Trạm Bảo vệ thực vật Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) đã thực hiện mô hình “Phòng trừ sâu đục trái bưởi bằng biện pháp bao trái” tại HTX bưởi da xanh Sông Xoài. Khi sử dụng biện pháp bao trái 30 - 45 ngày sau đậu trái thì hạn chế được những đối tượng gây hại, đồng thời làm tăng số trái loại 1 và loại 2, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.

Theo ghi nhận tại xã chuyên canh Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), sầu riêng đang vào vụ có giá giảm mạnh gần 40% so với mùa sầu riêng năm vừa qua. Nếu giá sầu riêng vào đầu vụ khá cao (70.000 - 80.000 đồng/kg) thì hiện nay giá thương lái thu mua chỉ còn 35.000 - 40.000 đồng/kg đối với loại I và khoảng 25.000 - 30.000 đồng đối với loại II.

Dự án thành công sẽ góp phần tạo việc làm và ổn định đời sống cho trên 10.000 lao động địa phương.

Thông tin trong thời đại hiện nay không thể nói là khan hiếm và khó cập nhật. Nhưng sản xuất và thị trường tiêu thụ nông sản đều có tính thời vụ nhiều nên việc cập nhập không kịp thời khiến người sản xuất không nắm được tín hiệu của thị trường để chủ động điều tiết. Doanh nghiệp được trông đợi là người chắp mối giữa thị trường và sản xuất.

Xã Long Thới có diện tích trồng dừa lớn nhất huyện Chợ Lách (Bến Tre), với 257ha trồng dừa, chiếm khoảng 25%. Cây dừa gắn bó với nông dân ở đây khá lâu, hầu hết đều có độ tuổi vài chục năm.