Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

HTX nuôi nghêu Đất Mũi phấn khởi sau vụ nghêu thịt

HTX nuôi nghêu Đất Mũi phấn khởi sau vụ nghêu thịt
Ngày đăng: 18/07/2015

Năm 2006, nhận thấy bãi nghêu Khai Long có môi trường lý tưởng để phát triển vùng nuôi nghêu thịt, ông Phan Danh (Hai Sanh), nguyên Bí thư Ðảng uỷ xã Ðất Mũi, hiện là Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Ngọc Hiển đã khởi xướng cho nghề nuôi nghêu đầu tiên ở đây. Ông cùng với một số thành viên đến huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng mua 4,2 tấn nghêu giống về thả nuôi thử nghiệm. Sau 1 năm thả nuôi thì thu hoạch được 20 tấn nghêu thịt.

Thấy việc nuôi nghêu thịt mang lại kết quả cao, cuối năm 2007, ông Hai cùng với một số thành viên tiếp tục khăn gói lên tận tỉnh Bến Tre, Tiền Giang để học hỏi cách nuôi nghêu thịt của một số HTX ở đây để rút kinh nghiệm. Từ đó, nghề nuôi nghêu ở xã Ðất Mũi phát triển. Ban đầu, có 54 thành viên tham gia nuôi nghêu trong 1 tổ hợp tác (THT), rồi anh em vận động mọi người cùng góp vốn tham gia nên số lượng tăng lên gần 200 thành viên và thành lập được 16 THT nuôi nghêu thịt.

Theo anh Nguyễn Long Châu, người gắn bó với vùng nuôi nghêu xã Ðất Mũi gần 10 năm nay, trước đây số ít thành viên trong vùng nuôi nghêu vì lợi ích trước mắt nên đã “móc nối” cho người dân lén lút vào vùng nuôi nghêu thịt khai thác để ăn chia sản phẩm. Cũng có những thành viên thiếu tâm huyết, từ khi thả giống cho đến ngày thu hoạch thì bỏ mặc, giao phó cho thiên nhiên, thiếu chăm sóc, bảo vệ vùng nuôi nghêu nên hiệu quả mang lại không cao.

Từ đó, giữa tháng 5/2013, chính quyền địa phương đã thống nhất cho 16 THT nuôi nghêu xã Ðất Mũi hợp thành 1 HTX nuôi nghêu. Ông Lê Thanh Liêm, Chủ nhiệm HTX, cho biết, HTX nuôi nghêu có 11 tổ nuôi nghêu cộng đồng được thành lập với vốn đầu tư 500 triệu đồng/tổ, theo hình thức HTX đồng quản lý với nhiều sự ràng buộc, sau khi trừ hết chi phí, nếu lãi sẽ nộp lại HTX 15%, còn thất thì không phải nộp. Ðến nay, 11 tổ nuôi nghêu cộng đồng này đã có 129 xã viên tham gia.

Ðến thời điểm này, nghêu thịt đã cho thu hoạch, năng suất đạt cao. Theo ông Lê Thanh Liêm, do nguồn giống mua về tốt, thời tiết thuận lợi nên ít hao hụt, thất thoát khoảng 10%, anh em xã viên trong HTX rất phấn khởi. Hiện nghêu thịt bán ra thị trường giá dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, như vậy, ước thu hoạch vụ nghêu này mỗi xã viên lãi trên 150 triệu đồng, sau gần 1 năm thả nuôi.

“Ðã 10 năm rồi, vùng nuôi nghêu ở xã Ðất Mũi mới có được sinh khí mới, người nuôi nghêu mừng rỡ, người lao động cũng có thêm thu nhập từ việc bắt nghêu. Sinh khí này sẽ là động lực để anh em xã viên trong HTX gắn bó và phát triển nghề nuôi nghêu thịt này trong thời gian tới”, anh Nguyễn Long Châu chia sẻ.

Theo ông Lê Phú Sánh, Ban Chủ nhiệm HTX, hiện vấn đề an ninh của vùng nuôi nghêu xã Ðất Mũi không đáng lo ngại, chỉ lo thiếu vốn để đầu tư sản xuất, các xã viên mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. Sau vụ thu hoạch nghêu thịt đợt này, HTX sẽ tiếp tục mua nghêu giống thả lấp vụ. Theo dự tính, sẽ có gần 200 tấn nghêu giống được thả nuôi trong diện tích quản lý của HTX.

“Hiện diện tích còn lại, nhiều thành viên trong HTX đang chọn những bãi có lượng phù sa, bãi bùn, mực nước không bị cạn để thả thử nghiệm sò giống ở bãi Khai Long. Nếu thành công, đây cũng là mô hình góp phần giải quyết việc làm và xoá đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương”, ông Lê Thanh Liêm cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Bồ Câu Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Bồ Câu Hiệu Quả

Bồ câu có nhiều loại, mỗi loại đều có ưu điểm và giá trị thương phẩm khác nhau, nhưng hiện nay đa phần người nuôi bán công nghiệp thường chọn bồ câu Pháp để lấy thịt và sản xuất con giống. Ở TP Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Cần, ở ấp Long Thạnh, xã Đông Hiệp, huyện Thới Lai, đã bước đầu thành công với mô hình nuôi bồ câu này.

10/07/2013
Khởi Sắc Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Khởi Sắc Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Bến Tre), toàn huyện hiện có 373 bè nuôi cá; tập trung nhiều nhất ở xã Tân Thạch với hơn 30 hộ nuôi, tổng số trên 120 bè và tổng thể tích nuôi gần 15.000m3.

27/07/2013
Trồng 2 Công Dưa Gang, Thu Nhập 20 Triệu Đồng Trồng 2 Công Dưa Gang, Thu Nhập 20 Triệu Đồng

Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn xã Lương Hòa (Giồng Trôm) thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Trong đó, hộ ông Nguyễn Văn Trung, sinh năm 1962, ở ấp Phong Điền, thí điểm thành công mô hình trồng dưa gang, đạt hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.

15/04/2013
Khẳng Định Thương Hiệu Rau An Toàn Khẳng Định Thương Hiệu Rau An Toàn

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhưng gần 100 hộ dân tham gia HTX Sản xuất và kinh doanh rau an toàn ở thôn 6, xã Nghĩa Dũng (TP Quảng Ngãi) vẫn kiên trì theo đuổi và từng bước khẳng định được thương hiệu rau an toàn của địa phương mình.

27/07/2013
Đổi Thay Ở Đồng Giàn Đổi Thay Ở Đồng Giàn

Thôn Đồng Giàn, xã Đội Bình (Yên Sơn) là thôn thuần nông, có hơn 95% dân số là người dân tộc Cao Lan. Trước năm 1999, thôn có số hộ nghèo nhiều nhất xã với hơn 55% tổng số hộ. Hơn 10 năm qua, bà con đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành, đa nghề. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.

27/07/2013