Hồ tiêu tăng giá kỷ lục

Giá tiêu tăng là do nguồn cung hạn chế, trong khi xuất khẩu hồ tiêu trong thời gian qua đã tăng cả lượng và giá. Cụ thể, tháng 6-2015 xuất khẩu hồ tiêu trên cả nước đạt 19.000 tấn các loại, trị giá 183 triệu USD, tăng 1,7% về lượng và 4,9% về trị giá, so cùng kỳ 2014 tăng 20,9% về lượng và 44,9% về trị giá.
Tính chung 6 tháng năm 2015, cả nước xuất khẩu 93.000 tấn, trị giá 864 triệu USD, tăng 9,6% về trị giá do giá xuất khẩu đạt mức cao (bình quân 6 tháng 2015 giá xuất hồ tiêu đạt 9.290 USD/tấn so với 7.173 USD/tấn năm 2014). Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam chủ yếu sang các thị trường Hoa Kỳ, Singapore và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (chiếm 40,41 % thị phần).
Có thể bạn quan tâm

Vụ 1 nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ năm 2013, nhân dân vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã nuôi trồng được 2.557 ha, trong đó có 1.907 ha tôm sú, 615 ha ngao, 50 ha tôm thẻ chân trắng.

Hầu hết các nước có tốc độ phát triển nhanh nhiều năm qua đều là những nước đã hoàn thành cơ bản xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó có giao thông nông thôn.

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng diện tích lúa cả năm 2012 đạt gần 7,75 triệu ha, tăng 1,2% so với năm 2011; năng suất bình quân ước đạt 56 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 43,4 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn (+2,6%) so với năm trước.

Nghiên cứu mới nhất của Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết, xây đập trên dòng chảy chính tại khu vực hạ nguồn sông Mê Công có thể trở thành mối đe dọa đối với sự sống còn của loài cá tra dầu sinh sống tại đây.

Hàng loạt hộ nuôi nhím ở Phú Quý, Phan Thiết và Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đang gặp khó do không tiêu thụ được động vật có nguồn gốc hoang dã này. Cách đây không lâu, nuôi nhím trở thành phong trào rầm rộ khi hàng trăm hộ xây chuồng trại, mua con giống, đẩy giá nhím giống lên trên 10 triệu đồng/đôi.