Hợp Tác Xã Thủy Sản Rạng Đông Khai Thác Nghêu Thịt Đạt 14 Tỷ Đồng Ở Bến Tre

Ông Nguyễn An Ri - Chủ nhiệm hợp tác xã thủy sản Rạng Đông (HTX), xã Thới Thuận (Bình Đại - Bến Tre) cho biết, hàng năm, vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 là cao điểm của nắng, nóng nên nghêu rất dễ bị chết.
Rút kinh nghiệm của những năm trước, năm nay HTX đã tổ chức khai thác nghêu vào dịp trước và sau Tết để nhằm giảm bớt thiệt hại.
Từ đầu năm 2013 đến ngày 20/4/2013, HTX đã khai thác được khoảng 500 tấn nghêu thịt, doanh thu 14 tỷ đồng.
Bình quân mỗi nhân khẩu được chia đều 570 ngàn đồng. Ngoài ra, từ số tiền được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp của HTX năm 2012, mỗi nhân khẩu còn được chia bình quân 215 ngàn đồng.
Có thể bạn quan tâm

Tây Nguyên là thủ phủ cà phê của cả nước với tổng diện tích trên 500.000ha, trong đó tỉnh Đắk Lắk có diện tích đứng đầu khu vực với trên 190.000ha. Tại Đắk Lắk hiện có 50.000ha cà phê đang bước vào giai đoạn già cỗi, hiệu quả kinh doanh thấp.

Hiện nay nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Mặc dù các doanh nghiệp tăng cường thu mua nhưng chỉ tập trung vào mặt hàng gạo nguyên liệu, khâu tiêu thụ lúa cho nông dân vẫn lệ thuộc vào thương lái. Chính vì vậy, nhiều nơi ở vùng sâu xuất hiện tình trạng “cò” thu mua lúa.

Nghị quyết giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, không để dồn vào thời điểm cuối năm; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi; kiên quyết thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Ngày 30-7, UBND tỉnh tổ chức họp với các sở, ngành và địa phương để chỉ đạo một số giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang; định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020 và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo, dong riềng từ nhiều năm qua đã được chính quyền tỉnh Bắc Kạn coi là cây trồng chủ lực. Nhưng chính sự phát triển ồ ạt đã biến cây này thành gánh nặng nợ nần cho nông dân.