Hợp Tác Xã Đồng Tâm Thiệt Hại Nặng Vì Nghêu Chết Ở Bến Tre

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, hiện tượng nghêu chết đồng loạt thời gian qua nay đã giảm đáng kể, chỉ còn xảy ra rải rác ở một vài hợp tác xã (HTX), chiếm tỷ lệ chỉ từ 3 - 4%. Tổng diện tích thiệt hại tại các HTX đến nay khoảng 290 ha, sản lượng thiệt hại 275 tấn, chủ yếu là nghêu thịt kích cỡ từ 30 - 90 con/kg.
Hiện các HTX đang tập trung thu hoạch nhằm hạn chế thiệt hại. Sản lượng thu hoạch đạt 429 tỷ đồng, doanh thu đạt 8,59 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại HTX thủy sản Đồng Tâm (xã Thừa Đức, Bình Đại) tình hình nghêu chết không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Trong tuần qua tỷ lệ chết tiếp tục gia tăng khoảng từ 10 - 15%. Tại khu vực lô 1 thiệt hại đến 70% lượng nghêu có trên sân.
Theo số liệu mới nhất cho thấy, tình hình nghêu chết tại HTX Đồng Tâm là rất lớn, khoảng trên 250 ha, tỷ lệ thiệt hại trên 60%. Tổng sản lượng thiệt hại trên 150 tấn, phần lớn là nghêu cỡ từ 40 - 90 con/kg, khu vực chết từ Cống Bể. Sau phát hiện nghêu chết, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Chi cục nuôi trồng Thủy sản, Viện Hải Dương Học, Ban Quản lý HTX thủy sản Đồng Tâm đã tiến hành khảo sát, tìm nguyên nhân. Kết quả bước đầu cho thấy, nghêu chết không tập trung mà chỉ xảy ra tại một số lô nhất định.
Nghêu chết nhiều tại lô số 1 do thời gian phơi bãi tại ô 1 quá dài, từ 5h30 sáng đến 2 giờ chiều, trong khi lô 2 và 3 không chết do thời gian phơi ngắn hơn, từ khoảng 7 giờ sáng đến 2 giờ trưa. Thực tế có tới 95% nghêu lô 1 đang trong thời kỳ tham gia sinh sản, còn nghêu lô 2 và 3 còn mang sản phẩm sinh dục. Khu vực lô 1 khi khảo sát đoàn chuyên gia phát hiện có nhiều vũng nước ngập khi triều cường đã rút, nhiệt độ của nước cũng khá cao, lúc trưa tới khoảng 40 độ C. Mật độ nghêu thả tại lô 2 và 3 không cao, chỉ độ khoảng dưới 100 con/m2 trong khi đó mật độ tại lô 1 có tới 500 con/m2.
Qua nghiên cứu, khảo sát, nhóm chuyên gia kết luận do nắng nóng kéo dài, mặn cao, mật độ thả nghêu giống cao cùng với thời gian phơi sân bãi kéo dài. Đây cũng là điều kiện kích thích nghêu sinh sản nhanh. Lúc này khi nghêu bắt đầu sinh sản thì mật độ nghêu trên bãi rất dày, khi sinh sản sức khỏe nghêu yếu đi nên không thể vùi xuống đáy để tránh sức nóng và chết dần trên bãi. Đặc biệt, trên bãi khi có hiện tượng nghêu chết cũng đồng thời xuất hiện các sản phẩm độc hại, chủ yếu là H2S. Khí độc này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nghêu còn sống trên bãi. Từ đó, tốc độ lây lan ngày càng cao, dẫn đến hiện tượng nghêu chết đồng loạt rất khó chống đỡ.
Theo Đoàn chuyên gia, trong vài tháng tới lượng nghêu giống tại các bãi nghêu trong toàn tỉnh sẽ xuất hiện nhiều sau thời gian vắng bóng. Cho nên, giải pháp tốt nhất và nhanh nhất là các HTX nên huy động ngay lực lượng thu gom nghêu chết, sắp chết chung quanh khu vực để tránh lây lan sang các lô còn lại. San lấp ngay các vùng trũng đọng nước để tránh tình trạng ngập nước cục bộ, nhất là vào buổi trưa, là điều kiện kích thích làm nghêu chết tràn lan rất khó chống đỡ. Các loại nghêu đạt kích cỡ nên tiến hành thu hoạch khẩn trương để giảm thiểu thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, dư luận lại nổi sóng khi nhiều tờ báo, thông tin mạng phản ánh lê, táo... NK để nửa năm, thậm chí 9 tháng vẫn không hỏng, đồng thời nghi rằng, chỉ có chất độc bảo quản mới giúp cho hoa quả tươi lâu như thế!

Trong đợt rà soát này, các DN XK tôm đã cố gắng chứng minh nhằm hạ thấp mức thuế suất, kể cả việc thuyết phục DOC nên sử dụng giá trị thay thế của Indonesia thay vì Bangladesh và yêu cầu DOC không thay đổi phương pháp tính toán theo như kết quả sơ bộ sử dụng. Tuy nhiên, sau cùng DOC vẫn theo đuổi cùng phương pháp tính của kết quả sơ bộ nên đã giữ nguyên trong kết quả cuối cùng của kỳ rà soát lần 8 này.

Nói tới rau công nghệ cao, người ta nghĩ ngay tới Đà Lạt - Lâm Đồng. Ít ai ngờ tại xã Bình Sơn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đang hiện diện một trang trại rau thủy canh theo tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất cho các Cty nước ngoài và hệ thống siêu thị Giant Aeon Nhật Bản, Coopmark, BigC, Maximark, Lottemark ở TP.HCM với giá cao gấp đôi loại rau thường…

Kết quả xét nghiệm có 631/1.341 mẫu nhiễm MBV (47,05% mẫu tôm nhiễm bệnh), 08/274 mẫu nhiễm đốm trắng (2,91% mẫu tôm nhiễm bệnh), 18/265 mẫu nhiễm đầu vàng (6,79% mẫu tôm nhiễm bệnh), số mẫu còn lại không nhiễm bệnh và 01/58 mẫu nước mẫu nhiễm khuẩn (1,72% mẫu nhiễm khuẩn).

Trong quá trình tuần tra, kiểm soát, Đoàn công tác đã kiểm tra 37 phương tiện, trong đó nhắc nhở cảnh cáo 22 phương tiện và bắt 15 tàu cá vi phạm, các tàu cá này đều làm nghề lưới kéo đang khai thác tại vùng biển ven bờ từ thị xã Sầm Sơn đến huyện Tĩnh Gia.