Hợp Tác Toàn Diện Giữa VRG Và Tỉnh Điện Biên

Tại tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và tỉnh Điện Biên vừa ký thỏa thuận hợp tác toàn diện.
Trước đó, về hợp tác phát triển kinh tế, Tập đoàn và các đơn vị thành viên với sự hỗ trợ thiết thực của tỉnh Điện Biên đã và đang triển khai nhiều dự án trên địa bàn tỉnh có hiệu quả kinh tế- xã hội cao.
Hiện tập đoàn có 2 công ty cao su tại tỉnh Điện Biên với khoảng 5.000 ha cao su đã được trồng. Trong thời gian tới, Tập đoàn dự kiến đầu tư mở rộng thêm khoảng 10.000 ha cao su tại huyện Mường Nhé. Ngoài ra, các DN cao su trên địa bàn tỉnh sẽ đầu tư các nhà máy chế biến với tổng công suất hàng chục nghìn tấn/năm, tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động trong tỉnh.
Về phía tỉnh Điện Biên, các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, ban ngành, đoàn thể đã phối hợp với Tập đoàn trong việc hỗ trợ các công ty cao su trên địa bàn tỉnh trong công tác tổ chức bộ máy, phát triển sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, hai bên thống nhất thỏa thuận hợp tác toàn diện, lâu dài và hỗ trợ cho nhau một cách bền vững trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật.
VRG sẽ khảo sát để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh cũng như đảm bảo, phù hợp với năng lực, mục tiêu phát triển của Tập đoàn. Các công ty thành viên của Tập đoàn tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành để triển khai các dự án đạt hiệu quả, tổ chức quản lý sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch. Tích cực hỗ trợ tỉnh trong việc chuyển giao các thành tựu KHCN về giống cây trồng, chế biến và tiêu thụ cao su. Đẩy mạnh việc tham gia các chương trình an sinh xã hội như xây dựng nhà tình nghĩa, công trình giáo dục văn hóa…
Tỉnh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp của Tập đoàn trong việc giải quyết các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án. Chỉ đạo các ngành chức năng đảm bảo tốt về trật tự an toàn xã hội, giúp cho các doanh nghiệp yên tâm SXKD. Phối hợp với Tập đoàn để có chính sách đào tạo, thu hút lao động hợp lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương và Tập đoàn…
Thỏa thuận này đưa ra những chủ trương, định hướng lớn để hợp tác phát triển với phương châm phát huy tối đa thế mạnh của hai bên. Trong từng giai đoạn sẽ lên phương án, tiến độ cụ thể đảm bảo việc triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác mang lại hiệu quả thiết thực…
Cùng ngày, Đảng ủy VRG đã ký kết quy chế phối hợp công tác với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên. Ngoài ra, phương án thỏa thuận chia sản phẩm cao su cũng được ký kết giữa các công ty cao su trên địa bàn và nông dân Điện Biên. Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thuộc VRG cũng làm lễ ra mắt Công ty Cổ phần Cao su Mường Nhé – Điện Biên.
Trước đó, tại huyện Mường Nhé, lãnh đạo VRG đã trao 1 tỷ đồng xây dựng nhà nội trú Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Chung Chải.
Có thể bạn quan tâm

Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.

Ngày 14.11, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cho biết Thái Lan là quốc gia thứ 6 đồng ý bảo hộ nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee), cùng 5 nước trước đó là Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg.