Hợp Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm Nhãn Lồng

Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mùa nhãn năm nay, Ocean Mart tiếp tục là một trong các doanh nghiệp trực tiếp về vườn nhãn thu mua tận gốc của người nông dân và bán tận tay khách hàng.
Nhãn lồng Hưng Yên có 3 giống chính đầu dòng đã được tuyển chọn là Đường phèn, Hương Chi và Khoái Châu. Trong đó giống nhãn Hương Chi được nhiều nhà vườn ưa chuộng. Đây là giống nhãn ngon có nguồn gốc được trồng trong vườn nhà cụ Hương Chi ở phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên nên có tên gọi là nhãn Hương Chi, giống nhãn này cây thấp, cành xòe rộng, tán tròn xum xuê, lá xanh đậm nhỏ hơn nhãn lồng.
Đặc biệt, giống nhãn này ra rất nhiều đợt hoa, nếu gặp thời tiết không thuận lợi, đợt hoa đầu không đậu thì có đợt hai, đợt ba, do đó năng suất ổn định hơn các giống nhãn khác. Mỗi chùm quả nặng trung bình trên dưới 1 kg, chùm to có thể từ 2-3 kg, khi chín cùi dày, giòn, dễ bóc, sắc nước, hạt nhỏ, vỏ mỏng, mã quả đẹp.
Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mùa nhãn năm nay, Ocean Mart tiếp tục là một trong các doanh nghiệp trực tiếp về vườn nhãn thu mua tận gốc của người nông dân và bán tận tay khách hàng. Chỉ tính riêng hai ngày cuối tuần đầu tháng 8, Ocean Mart đã nhập về và tiêu thụ hơn 5 tấn nhãn Hương Chi. Do năng suất cao nên giá thành nhãn Hương Chi khá ổn định và cạnh tranh, chỉ từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Với mục tiêu hợp tác lâu dài với bà con nông dân cũng như các hiệp hội làng nghề, đặc sản, Ocean Mart tiếp tục là cầu nối để hỗ trợ sản xuất cũng như xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đặc trưng của các vùng miền. Sau vải thiều, nhãn Hương Chi sẽ là các đặc sản đến từ các vùng, miền khác nhau trên khắp cả nước.
Đây là hoạt động thiết thực của doanh nghiệp để mỗi sản vật của Việt Nam không chỉ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, mà còn mang lại thu nhập và sự ổn định cho người nông dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, cây trồng vụ Đông đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Qua kinh nghiệm sản xuất của bà con, vụ Đông phải được gieo trồng sớm, đảm bảo thời gian sinh trưởng và thu hoạch mà không ảnh hưởng tới sản xuất vụ Xuân. Vào thời điểm này, bà con huyện Quản Bạ đã hoàn thành 50% diện tích cây trồng vụ Đông.

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới phù hợp, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn cho hay, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã xây dựng một số mô hình hỗ trợ người dân nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ góp phần cải thiện kinh tế.

Du nhập, sử dụng những loại cây, con có giá trị kinh tế là việc cần thiết. Nhưng như thế không có nghĩa chúng được ưu tiên, bỏ qua giai đoạn khảo kiểm nghiệm, bởi không phải cây, con nào di thực về Quảng Ngãi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi có điện lưới quốc gia, người dân Lý Sơn vui mừng khôn xiết. Với các chủ tàu cá thì niềm vui ấy được nhân đôi, vì giờ đây trên đảo đã có cơ sở sửa chữa tàu thuyền, họ không còn phải tốn chi phí, thời gian đưa tàu vào đất liền để sửa chữa một khi bị hư hỏng.