Hợp Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm Nhãn Lồng

Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mùa nhãn năm nay, Ocean Mart tiếp tục là một trong các doanh nghiệp trực tiếp về vườn nhãn thu mua tận gốc của người nông dân và bán tận tay khách hàng.
Nhãn lồng Hưng Yên có 3 giống chính đầu dòng đã được tuyển chọn là Đường phèn, Hương Chi và Khoái Châu. Trong đó giống nhãn Hương Chi được nhiều nhà vườn ưa chuộng. Đây là giống nhãn ngon có nguồn gốc được trồng trong vườn nhà cụ Hương Chi ở phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên nên có tên gọi là nhãn Hương Chi, giống nhãn này cây thấp, cành xòe rộng, tán tròn xum xuê, lá xanh đậm nhỏ hơn nhãn lồng.
Đặc biệt, giống nhãn này ra rất nhiều đợt hoa, nếu gặp thời tiết không thuận lợi, đợt hoa đầu không đậu thì có đợt hai, đợt ba, do đó năng suất ổn định hơn các giống nhãn khác. Mỗi chùm quả nặng trung bình trên dưới 1 kg, chùm to có thể từ 2-3 kg, khi chín cùi dày, giòn, dễ bóc, sắc nước, hạt nhỏ, vỏ mỏng, mã quả đẹp.
Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mùa nhãn năm nay, Ocean Mart tiếp tục là một trong các doanh nghiệp trực tiếp về vườn nhãn thu mua tận gốc của người nông dân và bán tận tay khách hàng. Chỉ tính riêng hai ngày cuối tuần đầu tháng 8, Ocean Mart đã nhập về và tiêu thụ hơn 5 tấn nhãn Hương Chi. Do năng suất cao nên giá thành nhãn Hương Chi khá ổn định và cạnh tranh, chỉ từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Với mục tiêu hợp tác lâu dài với bà con nông dân cũng như các hiệp hội làng nghề, đặc sản, Ocean Mart tiếp tục là cầu nối để hỗ trợ sản xuất cũng như xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đặc trưng của các vùng miền. Sau vải thiều, nhãn Hương Chi sẽ là các đặc sản đến từ các vùng, miền khác nhau trên khắp cả nước.
Đây là hoạt động thiết thực của doanh nghiệp để mỗi sản vật của Việt Nam không chỉ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, mà còn mang lại thu nhập và sự ổn định cho người nông dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Thành lập Ban Chỉ đạo xử lý tình trạng cá nuôi lồng bè bị chết

Những năm gần đây, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã thực hiện tốt việc chuyển đổi diện tích đất cấy lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng NTTS tập trung đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho nông dân, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thành công Chương trình xây dựng NTM của huyện.

Nhiều năm qua, mô hình sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL được nhiều nông dân áp dụng. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, hệ thống thủy lợi… Vì vậy, việc sản xuất chưa được như mong muốn.

Hiện nay đang vào mùa mưa, nhiều bà con nông dân trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau bước vào vụ thả tôm nuôi mùa nước lợ. Đối tượng thả nuôi năm nay chủ yếu là tôm càng xanh, do vụ mùa qua, nhiều nông dân trúng đậm vụ tôm càng xanh trên ruộng lúa, nhiều hộ đạt lợi nhuận gần 30 triệu đồng/ha.

Ngày 4/9/2015, Bộ NN và PTNT tổ chức cuộc họp bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh XK nông lâm thủy sản do Bộ trưởng Cao Đức Phát chủ trì. Đại diện VASEP, Phó Tổng thư ký Nguyễn Hoài Nam đã báo cáo về tình hình XK thủy sản 8 tháng đầu năm và kiến nghị giải pháp thúc đẩy thủy sản, đặc biệt trong bối cảnh nông sản nói chung và thủy sản nói riêng đang chịu trong vòng xoáy về điều chỉnh mặt bằng giá xuống thấp.