Hợp Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm Nhãn Lồng

Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mùa nhãn năm nay, Ocean Mart tiếp tục là một trong các doanh nghiệp trực tiếp về vườn nhãn thu mua tận gốc của người nông dân và bán tận tay khách hàng.
Nhãn lồng Hưng Yên có 3 giống chính đầu dòng đã được tuyển chọn là Đường phèn, Hương Chi và Khoái Châu. Trong đó giống nhãn Hương Chi được nhiều nhà vườn ưa chuộng. Đây là giống nhãn ngon có nguồn gốc được trồng trong vườn nhà cụ Hương Chi ở phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên nên có tên gọi là nhãn Hương Chi, giống nhãn này cây thấp, cành xòe rộng, tán tròn xum xuê, lá xanh đậm nhỏ hơn nhãn lồng.
Đặc biệt, giống nhãn này ra rất nhiều đợt hoa, nếu gặp thời tiết không thuận lợi, đợt hoa đầu không đậu thì có đợt hai, đợt ba, do đó năng suất ổn định hơn các giống nhãn khác. Mỗi chùm quả nặng trung bình trên dưới 1 kg, chùm to có thể từ 2-3 kg, khi chín cùi dày, giòn, dễ bóc, sắc nước, hạt nhỏ, vỏ mỏng, mã quả đẹp.
Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mùa nhãn năm nay, Ocean Mart tiếp tục là một trong các doanh nghiệp trực tiếp về vườn nhãn thu mua tận gốc của người nông dân và bán tận tay khách hàng. Chỉ tính riêng hai ngày cuối tuần đầu tháng 8, Ocean Mart đã nhập về và tiêu thụ hơn 5 tấn nhãn Hương Chi. Do năng suất cao nên giá thành nhãn Hương Chi khá ổn định và cạnh tranh, chỉ từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Với mục tiêu hợp tác lâu dài với bà con nông dân cũng như các hiệp hội làng nghề, đặc sản, Ocean Mart tiếp tục là cầu nối để hỗ trợ sản xuất cũng như xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đặc trưng của các vùng miền. Sau vải thiều, nhãn Hương Chi sẽ là các đặc sản đến từ các vùng, miền khác nhau trên khắp cả nước.
Đây là hoạt động thiết thực của doanh nghiệp để mỗi sản vật của Việt Nam không chỉ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, mà còn mang lại thu nhập và sự ổn định cho người nông dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Thành, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp, an toàn sinh học và là một gương nông dân làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa với danh hiệu "vua chim cút".

Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.

Chỉ là 1 loại cây trồng “bén duyên” trên vùng đất cù lao Ngũ Hiệp, nhưng hơn 40 năm có mặt trên vùng đất này, cây sầu riêng đã bám rễ và phát triển trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Tiền Giang; đồng thời đưa xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) trở thành “vương quốc” sầu riêng được nhiều người biết đến.

Anh Trần Phước Trung, cán bộ Ban Phát triển xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đưa chúng tôi đến thăm mô hình nhóm cùng sở thích chăn nuôi cừu sinh sản ở thôn Nhị Hà 3. Đây là nhóm nông dân liên kết nuôi cừu đầu tiên ở địa phương được thành lập từ tháng 9- 2014 đến nay.

Ngày 13.4, tại xã Tây Vinh, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn (Bình Định) đã tổng kết mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học triển khai tại 2 hộ chăn nuôi ở thôn Bỉnh Đức và Nhơn Thuận với diện tích 40m2.